Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI CHUYỂN ĐỔI THỂ CHẾ DÂN CHỦ




LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI CHUYỂN ĐỔI THỂ CHẾ DÂN CHỦ

Trước khi viết về những lợi ích cụ thể mà sự chuyển đổi thể chế mang lại, cần nói sơ lược về đa đảng là như thế nào.

Đa đảng nghĩa là một thể chế chính trị chấp nhận nhiều đảng tranh cử để giành quyền điều hành chính phủ.

Dựa trên quyền tự do lập hội, bất cứ một nhóm người dân nào cũng đều có quyền cùng nhau thành lập đảng chính trị. Tất nhiên phải hội đủ những điều kiện một đảng chính trị cần có để được công nhận.

Quyền này thể hiện sự dân chủ. Nó không là quyền ưu tiên hay riêng tư của một nhóm nào cả. Cho nên một đất nước gọi là tự do và dân chủ; người dân làm chủ thì không thể nào không theo hệ thống đa đảng hay ít nhất là hai đảng trở lên. Nhiều đảng thì mới đại diện được cho đủ mọi thành phần khác nhau trong một nước, về tư tưởng, suy nghĩ, những quan tâm và mong muốn.

Hệ thống đa đảng như vậy mỗi đảng có mỗi chủ trương chính, từ chủ trương đó lập ra chính sách phương cách thực hiện để thuyết phục người dân bỏ phiếu cho mình. Thí dụ, đảng Lao động thì đặt nặng chính sách về lao động song song với chính sách tổng quát phát triển quốc gia. Cũng nhiều đảng như vậy mỗi đảng tùy theo sự ủng hộ của người dân mà có được bao nhiêu ghế trong Quốc Hội, cùng đại diện tiếng nói của người dân ảnh hưởng đường lối lèo lái và phát triển đất nước.

Điều này có nghĩa là nếu Đảng Cộng sản... Với gần bốn triệu phiếu bầu của những người CS họ vẫn có thể có ghế trong Quốc Hội và vẫn có thể tồn tại. Đó là cách vận hành theo thể chế dân chủ đa đảng. Nếu ai hô hào dân chủ đa đảng mà bỏ qua tiếng nói của những người trong đảng CS là chưa thật sự muốn đa đảng đúng nghĩa. "Tiêu diệt ĐCS" nên được xem là khẩu hiệu thể hiện ý muốn riêng tư của một nhóm nào thôi. Vì đã là dân chủ thì không có lý do gì để có thể không chấp nhận họ cả. Trừ phi họ bị tước quyền công dân hoặc tự từ chối quyền công dân. Nếu có những người CS vi phạm phát luật sẽ xử phạt theo cá nhân (dù là một nhóm thì khi ra toà vẫn xét tội nặng nhẹ mỗi cá nhân khác nhau)

Nếu tư tưởng hay chủ thuyết CS vẫn có những người không làm những điều sai quấy phạm pháp, ủng hộ nó và muốn dùng làm nền tảng để lập đảng chính trị vẫn đủ lý do để tồn tại. Như Nauy và một vài nước Âu Châu vì là theo dân chủ đa đảng nên vẫn có đảng CS. ( Đảng CS Nauy, Norges Kommunistiske Parti thành lập năm 1923, link: http://www.nkp.no/index.php)

Nghĩa là khi chuyển đổi thể chế, sự tổn hại chỉ với một số cá nhân lãnh đạo ở mức công bằng và chung chung vẫn có lợi cho ĐCS nếu số người hiện tại theo ĐCS muốn duy trì ĐCS. Không nói đến giải pháp nhân bản người dân dưới thể chế mới đối với cấp lãnh đạo hay ĐCS, thì đây là điều nên xảy ra nếu thật sự muốn đất nước vận hành theo chủ nghĩa dân chủ.

Sau đây nói về lợi ích của cấp dưới hơn cấp lãnh đạo.

Có rất nhiều đảng viên, quân đội kể cả nhân viên nhà nước v.v...sẽ lo lắng biết mấy khi chuyển đổi thể chế sẽ mất hết tất cả.

Nhưng xin đừng lo lắng nữa.... Sẽ không có kịch bản xã hội rối loạn và mọi hoạt động ngừng lại vì tất cả liên quan đến nhà nước đều thay đổi nhân sự... hay là kịch bản nội chiến (mà ở đây sẽ không bàn đến vì lực lượng vũ trang có thể nói chỉ bên chính phủ sở hữu, phương thức đấu tranh của người dân là bất bạo động, nếu có thành phần bạo động thì cũng nằm trong mức nổi loạn chứ không thể là chiến tranh)

Sự chuyển đổi thể chế nếu chính phủ không tự động tuyên bố và cùng với nhân dân tiến hành thì buộc trong tương lai gần một cuộc biểu tình bất bạo động sẽ phải diễn ra vì chúng ta không muốn bị mất nước.

Cả hai kịch bản trên, cái nào xảy ra thì sự chuyển đổi thể chế sẽ diễn biến khái lược là như thế này:

1) Chỉ duy có chính phủ là không nắm quyền nữa, mà sẽ giao quyền cho một tổng thống tạm thời trong khi chờ tiến hành cuộc bầu cử. Dành thời gian cho các đảng phái trình bày chính sách...Thực hiện những chiến lược để tranh cử ..v.v... Hoạt động Quốc hội vì vậy cũng bị ảnh hưởng...Tổng thống tạm thời sẽ là một trong những nhân vật đứng đầu một đảng phái nào đó hoặc là người hướng dẫn chúng ta đòi lại quyền làm chủ đất nước. .

2) Những nhân viên liên quan nhà nước không những không thay đổi mà chỉ có bổ sung nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn điều hành theo cơ chế mới trên tinh thần xây dựng đất nước, nhân sự cũ thậm chí còn được trao thêm những kiến thức cần thiết qua những khóa tu nghiệp.

Giáo dục nhà trường cũng nhà nước, tòa án cũng nhà nước, thuế cũng nhà nước, công an cũng nhà nước, quân đội cũng nhà nước... Nếu nghĩ là thay đổi nhân sự hết là không đúng.

Như vậy cho thấy điều âu lo mất tất cả là không có mà còn được thêm lợi.
Nếu thắc mắc nguồn nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn này ở đâu ra? Đừng nghĩ đất nước hiện tại không có, mà là có rất nhiều chỉ là tài năng không được xử dụng và không có cơ hội được biết đến. Cứ thử tự trả lời câu hỏi: bác Phạm Toàn, bác Huệ Chi, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long v.v....ở đâu ra thì sẽ biết... Và ngoài ra còn có du học sinh và một phần từ cộng đồng người Việt hải ngoại.

Nếu hiểu là tháo bỏ hết tất cả cái cũ, nhân sự cũ để thay cái mới, người mới hoàn toàn nên lo lắng và không dám ủng hộ dân chủ là sự hiểu lầm đáng tiếc để phải lo âu và tiếp tục chấp nhận chính phủ độc tài hiện tại.

Tất cả thay đổi đều diễn ra từ từ chứ không phải trong tích tắt là được. Đây là việc phải đổi từ gốc. Như xây một cái nhà cho cao thì cứ tiếp tục trên tầng cao nhất mà xây là được, còn đằng này phải đổi cái móng đã mục ruỗng và tu chỉnh những tầng trên thì cần khá nhiều thời gian và công sức và phải vận động lực lượng từ toàn dân.

Đã phải vận động từ toàn dân nghĩa là trí tuệ của người dân thật sự được xem trọng và khuyến khích đóng góp. Và như vậy mới đúng nghĩa dân làm chủ, quyền tự do được nới rộng tối đa, cụm từ "tự do trong khuôn khổ" sẽ bị vất vào sọt rác cho một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn... vì "Tự do" là nền tảng của sự phát triển.

3) Một khi đã thay đổi thể chế thì có nghĩa là quyền con người được bảo vệ, tất cả đều được hưởng quyền lợi công dân ngang bằng nhau.

Thế hệ trước và thế hệ hiện tại có cơ hội cống hiến một cách công bằng nhất. Thế hệ sau có cơ hội học hỏi và vươn lên bình đẳng. Cụm từ "con ông cháu cha" cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu không bằng nổ lực của chính mình chẳng ai được ưu tiên hơn ai cả.

Tự do và không theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những thay đổi lúc giao thời sẽ làm hồi sinh những trí tuệ bị bức tử. Nhất là trong lãnh vực giáo dục, mà giáo dục lại là nền tảng để một quốc gia phát triển.

Con người là có óc sáng tạo, nếu không bị hạn chế, cấm đoán và được xem bình đẳng ngang nhau ... thì như hoa được tự do khoe sắc... Khuôn viên sẽ rực rỡ là điều tất nhiên. Cái lợi là vô cùng vậy.

Đây là lợi ích chung cho tất cả tầng lớp xã hội.

Thật sự đã đến lúc trút bỏ lo âu mất hết tất cả để chuẩn bị góp sức cho một thay đổi mà chẳng còn bao lâu nữa sẽ xảy ra...

Địa chính trị Việt Nam bao giờ cũng quan trọng vô cùng đối với việc TQ thực hiện tham vọng bá quyền (xin tìm hiểu chiến lược chuỗi ngọc trai, string of pearls) ..mà giờ đây TQ việc đầu tiên sau bao nhiêu năm âm mưu đã không thể không tỏ rõ thái độ muốn khống chế kênh Đông nam Á.

Theo chuyên gia hàng đầu phân tích địa chính trị của Stratfor, Robert D. Kaplan, thì 50% vận chuyển hàng hải của Thế giới đi qua Biển Đông, trong đó có 80% là vận chuyển dầu hỏa của TQ. Đó là lý do TQ muốn kiểm soát Biển Đông, điều này không thể không đồng nghĩa với việc phải chiếm chủ quyền, vì có chủ quyền mới có thể kiểm soát. Chiếm chủ quyền lại đồng nghĩa là thôn tính lãnh hải lãnh thổ biển đảo Việt Nam và Phi. Việc này lại cũng nghĩa là muốn xóa ảnh hưởng vốn là của Mỹ trong khu vực này xưa nay.

Việt Nam nếu để mất Biển Đông là sẽ hoàn toàn bị khống chế, và là tiếp tay Trung Quốc đe dọa sự hòa bình của Thế giới. Họa hại sẽ vô vàn. ĐCSVN muốn thế, họ đang là nô lệ của chủ nghĩa CS và vì tư lợi mà không nghĩ đến an nguy quốc gia dân tộc, không nghĩ cho hòa bình Thế giới...Vậy còn dân Việt thì sao? Có muốn tiếp tay cho đảng CS để ghi danh làm tội đồ với dân tộc và thế giới hay không?

Trong bài "Cự ngao đới sơn" (Rùa lớn đội núi), cụ nguyễn Bỉnh Khiêm có dặn "Biển Đông vạn dặm phải giang tay giữ", "Đông Tây mới vô sự và Việt Nam mới vẹn toàn". Không chỉ để bảo vệ giang sơn, với địa chính trị nằm trong "chiến lược chuỗi Ngọc trai" của TQ, nhiệm vụ của Việt đối với thế giới rất là quan trọng vậy.

Có bốn câu sấm nói về thời cơ cần nắm lấy.

Đoài phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm

Đoài phương là ở tây. Tập Hợp trụ sở lại ở Tây (Pháp).

Cửu trùng là hai lần chín. Đúng là năm nay có hai lần tháng chín theo lịch Âm và rơi vào cuối năm nay theo dương lịch.

Thiên tử là chúng ta như đã giải trong mấy bài trước, đã là chúng ta nên không thể ngồi chờ ai xuất hiện cả. Tập hợp lại để đứng lên mà thôi. (phá điền là chiến lược tạm thời chưa thể giải, chiến lược mà nói thì lộ với địch mất) ... tập hợp lại thì tất nhiên sẽ có dũng sĩ nhiều như biển và mưu thần đông như cây trong rừng.

Có những câu sấm hỗ trợ cho nhau để hiển rõ nghĩa. Như bốn câu dưới đây:

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.

Cửu cửu có thể hiểu đồng nghĩa với cửu trùng, nhưng còn nghĩa ẩn nữa là "tập hợp", chữ Cửu 九 có một âm nữa là "cưu" và nghĩa là tụ hợp, nhóm hợp. (Xin xem hình, tự điển Hán việt Trần Văn Chánh trang 89, nxb Trẻ, 2005)

Mã vĩ là đuôi ngựa, dương đầu là đầu dê, tức cuối năm ngựa, đầu năm dê. Vậy tương đương với cửu trùng (có thể lật lịch âm xem)

Hai đoạn này bổ nghĩa cho nhau và nhắc chúng ta phải đoàn kết và tập hợp. (Những phần chưa giải trong hai đoạn sấm này nh xin hẹn đến lúc mới giải.)

Trở lại 4 câu Sấm có chữ Cửu trùng có thể đọc thành âm "cưu", nếu đọc 4 chữ đầu của mỗi câu trong đoạn đó ta lại thấy thêm một câu mách nước chiến lược: ĐOÀI CƯU PHÁ DŨNG, có nghĩa là tụ hợp ở phương Tây phá được chế độ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Những gì có thể nói, nay tiết lộ đây rồi.... Chọn lựa là của chúng ta! Không tập hợp, không đoàn kết, không làm gì hết, ngơ đi ngồi trơ thì coi như vận nước Việt phải điêu linh.

Nếu như chỉ một vài người làm và một số vào khen ngợi thì sẽ chẳng thể mang lại kết quả gì. Nói thật là những người đang tranh đấu muốn tất cả cùng làm hơn là nhận những lời khen chỉ khiến cái tôi nó càng lớn và càng chẳng muốn hợp tác với ai nếu không được đặt vào địa vị cao. Cho công cuộc lớn... Lợi thì chưa thấy là bao đã thấy hại khôn lường rồi.

Việc đoàn kết vì vậy xa vời, việc bảo vệ giang sơn cũng trở thành viễn vông.... Hãy thử hỏi mình dòng máu đang luân lưu chảy trong người có phải là Việt hay không, ngồi nhìn nuớc mất nhà tan sao đành?

Xin hãy nhớ ...........một người không thể, nhưng nhiều người là hơn cả có thể !!!!

lêviệt kỳnhi
01.08.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét