GIẢI SẤM CỤ TRẠNG TRÌNH
Để có thể hiểu sấm TT, không thể chỉ đọc và hiểu theo ý nghĩa bình thường được.
Có những ý nghĩa nằm sau con chữ, và có những ý nghĩa phải ráp từ lại mà hiểu.
Thậm chí có khi đọc và nghiền ngẫm nát óc vẫn không ra cách nào để giải mã ....nhưng cũng còn may là ....có lúc chỉ đọc thoáng qua mà phải nổi da gà, sởn gai ốc vì ý nghĩa chợt hiện ra rõ ràng trước mắt mà chẳng hiểu vì sao.
Vận mệnh con người có những cái có thể thay đổi được, có những cái là nhân của quá khứ và bây giờ chỉ có thể ngồi ......"khoanh tay ngoan ngoãn chịu trận" để trả nợ thôi. Vận mệnh của một đất nước cũng vậy....
Tương lai Việt Nam như thế nào?
Có Cụ Trạng đã ghi sẵn rồi, mời bạn xem để chuẩn bị làm theo cho đúng với lời Cụ mách nếu muốn đất nước mình được xếp vào hàng ngũ các nước dân chủ thịnh vượng trên thế giới.
Trước khi giải thêm những đoạn mới, nhi xin phép giải thích thêm cái đoạn đã giải trước đây. Và cũng để dễ nắm cho những ai chưa đọc những stt trước.
1. Phú quý Hồng trần mộng,
(Trong giấc mộng phú quý ở hồng trần)
Ý nói sự mong muốn một quốc gia dân chủ thịnh vượng
2. Bần cùng bạch phát sinh;
(giữa sự nghèo cùng sự thật được phơi bày)
Chữ bạch là chỉ cho sự thật. Có thể hiểu là sự thật về ĐCS và những tệ hại và cái xấu trong xã hội đang được dần dần đưa ra ánh sáng minh bạch rõ ràng.
3. Hoa thôn đa khuyển phệ
(tiếng sủa của bày chó Hoa muốn thôn tính)
hoặc có thể hiểu là "sự thôn tính của người Hoa có sự hùa theo của bày chó" nên nói "nhiều chó sủa" đa khuyển phệ, ý Cụ Trạng muốn nói mấy ông bán nước
4. Mục giả dục nhân canh
(người trông thấy thúc giục phải canh tân thay đổi)
Còn một nghĩa trong câu này nữa tạm thời nhi chưa thể nói mà muốn để cho nó xảy ra tự nhiên.
5,6. Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu ngọc bích thành
- Bắc có những tráng kiệt được ví như vàng hun đúc thành, Nam cũng có (những tráng kiệt) như ngọc được hun đúc mà nên
(Dịch vầy sát văn phạm hơn cho những ai biết Hán văn dễ nghiên cứu)
7,8. Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh
(Hạng tùng bách có thể làm chỗ dựa trùng trùng đứng lên, điệp điệp ra đi chinh chiến phía đông)
9,10 Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành
vì bảo vệ giang sơn mà thiên tử xuất hiện, không run sợ thì tự nhiên sẽ thành.
Chữ chiến không chỉ có nghĩa là đánh, là chiến tranh, mà còn có nghĩa là run sợ như trong chữ đả chiến (打戰 phồn thể, 打战 giản thể, ai nghi ngờ có thể google).
Do vì câu trên có ghi "nhiễu nhiễu xuất đông chinh" nên ít nhất phải có động binh và may mắn lắm thì sẽ không đánh.... Chỉ ôm nhau tha thiết rồi về
Theo ngữ cảnh mà hiểu thì bất chiến nghĩa là không run sợ hợp lý hơn. Và không run sợ là không run sợ bất cứ gì là rào cản để bảo vệ giang sơn.
Bốn câu trên là đoạn văn diễn tả tình hình hiện tại của đất nước và điều chúng ta cần làm là phải yêu cầu thúc giục canh tân thay đổi. Sáu câu dưới là nói cho việc sẽ xảy ra.
Tiếp theo nhi sẽ giải 2 đoạn quan trọng .
1)
Có thầy Nhân Thập đi về,
Tả hữu phù trì cây cỏ thành binh.
- Chữ nhân (人) với chữ thập (十) ghép lại một trên một dưới là chữ NGọ. (xem hình)
Đọc đến đây chắc bạn đang nghĩ đến anh Trần Huỳnh Duy Thức vì anh tuổi ngọ, nhưng xin thưa là không phải, xin mời theo dõi tiếp sẽ biết.
Trước tiên câu này "Có thầy Nhân Thập đi về" mang ý nghĩa là "khi năm ngọ đến"
Câu "Tả hữu phù trì cây cỏ thành binh", thường được ngắt câu bằng dấu phảy sau chữ trì, nhưng chữ Hán hay Nôm thì không dùng đến dấu phảy nên dấu phảy này là người sau tự thêm vào theo cách hiểu ý nghĩa bình thường.
Bỏ dấu phảy đi, hiểu chữ "phù trì" theo một ý nghĩa khác thì sẽ thấy rõ ràng hình ảnh mà nghĩ là hình ảnh Cụ Trạng đã thấy khi viết Sấm.
"Tả hữu" là trái phải ý nói cho tất cả mọi người
Phù (浮) là nổi (như nói phù điêu là điêu khắc nổi) hoặc chữ phù (扶) này cũng có ý nghĩa nâng đỡ, giữ hco không bị ngã, trì (持) là cầm, nắm lấy. “Phù trì” là giơ cao lên, giữ cho nổi không để bị chìm. Cây cỏ ở đây là nói cho giấy mực hay những gì đại loại có thể dùng như giấy mực. Giấy làm bằng cây, và mực làm bằng than carbon cũng đốt từ cây ra. Cây cỏ là từ ghép chỉ cho tất cả thảo mộc mà giấy với mực được làm ra.
Giơ giấy mực lên thì chỉ có biểu tình mới làm vậy cho nên câu này nghĩa là mọi người cầm khẩu hiệu biểu tình giơ lên làm binh khí và đoàn người thành lực lượng như binh nên nói "thành binh".
Năm nay, giờ đây đã giữa năm Ngọ .... đã có biểu tình .... nhưng số lượng chưa thể gọi là "thành binh" .... Khi mà lãnh hải lãnh thổ đang bị xâm chiếm và biến thành căn cứ quân sự chúng ta có nên dẹp bỏ sự sợ hãi, chuẩn bị biểu ngữ để đi biểu tình hay không ? Câu trả lời xin để mỗi người tự đáp vậy....
2)
Nói đến "thánh nhân" trong sấm Cụ Trạng Trình, thì đó chính là thủ lĩnh mà chúng ta mong đợi. Người này là ai? Câu trả lời nằm trong đoạn Sấm này:
Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường
Khi ghép những bộ thủ được nêu ra trong đoạn này và hiểu những ẩn ý phải ghép thế nào, phải đổi nó ra như sao v.v... thì mới biết .... nó chẳng phải chỉ cái nghĩa mà mọi người thường hay thấy. Sấm đa nghĩa đến rùn mình vì sự thông minh của Cụ Trạng Trình.
Đáng tiếc hiện tại dĩ nhiên là chưa thể nói ra người này là ai .... Không phải anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Thức chỉ là "tiên phong" thôi. Mà cũng chưa cần tìm biết người này là ai ... vì "thiên tử" trong đoạn trên đã ghi rõ, vì bảo vệ giang sơn mà xuất hiện thì thiên tử đó là chúng ta. Trong chúng ta ai muốn bảo vệ giang sơn đều là thiên tử cả. Và trong một nền dân chủ tương lai thì dân làm chủ, dân là thiên tử ngang đồng nhau không ai hơn ai. "Thánh nhân" trong đoạn sấm trên có thể là nói cho tổng thống hay thủ tướng tương lai của chúng ta. Đó là lý do nhi chưa muốn nói, lỡ đâu nói ra những người có tên đó bị đem ra chém hết .... một mình nhi đầu thai bao nhiêu kiếp cũng không đủ đền chứ đừng nói giảm thọ 10 năm.
Để kết luận, tương lai nước Việt là trong bàn tay của dân tộc Việt, mỗi một người đều có trách nhiệm, dù là kẻ thất phu. Đừng bao giờ nói cái câu "để nhà nước lo" ....Hai bà Trưng hay Ngài Trần Hưng Đạo mà nghe chắc phải vung tay vả vào mặt! Nhà nước có hề lo cho tương lai đất nước đâu!
Hãy nhìn lãnh hải lãnh thổ đang bị gặm nhấm dần mà bỏ đi sự sợ hãi đã biến mình trở nên vô tâm vô cảm rồi vô trách nhiệm. Đã đến lúc Việt Nam phải canh tân thay đổi và ghi điểm với thế giới, Việt Nam cần trả nợ thế giới và góp phần làm cho thế giới được hoà bình an vui.
lêviệt kỳnhi
21.06.2014
Để có thể hiểu sấm TT, không thể chỉ đọc và hiểu theo ý nghĩa bình thường được.
Có những ý nghĩa nằm sau con chữ, và có những ý nghĩa phải ráp từ lại mà hiểu.
Thậm chí có khi đọc và nghiền ngẫm nát óc vẫn không ra cách nào để giải mã ....nhưng cũng còn may là ....có lúc chỉ đọc thoáng qua mà phải nổi da gà, sởn gai ốc vì ý nghĩa chợt hiện ra rõ ràng trước mắt mà chẳng hiểu vì sao.
Vận mệnh con người có những cái có thể thay đổi được, có những cái là nhân của quá khứ và bây giờ chỉ có thể ngồi ......"khoanh tay ngoan ngoãn chịu trận" để trả nợ thôi. Vận mệnh của một đất nước cũng vậy....
Tương lai Việt Nam như thế nào?
Có Cụ Trạng đã ghi sẵn rồi, mời bạn xem để chuẩn bị làm theo cho đúng với lời Cụ mách nếu muốn đất nước mình được xếp vào hàng ngũ các nước dân chủ thịnh vượng trên thế giới.
Trước khi giải thêm những đoạn mới, nhi xin phép giải thích thêm cái đoạn đã giải trước đây. Và cũng để dễ nắm cho những ai chưa đọc những stt trước.
1. Phú quý Hồng trần mộng,
(Trong giấc mộng phú quý ở hồng trần)
Ý nói sự mong muốn một quốc gia dân chủ thịnh vượng
2. Bần cùng bạch phát sinh;
(giữa sự nghèo cùng sự thật được phơi bày)
Chữ bạch là chỉ cho sự thật. Có thể hiểu là sự thật về ĐCS và những tệ hại và cái xấu trong xã hội đang được dần dần đưa ra ánh sáng minh bạch rõ ràng.
3. Hoa thôn đa khuyển phệ
(tiếng sủa của bày chó Hoa muốn thôn tính)
hoặc có thể hiểu là "sự thôn tính của người Hoa có sự hùa theo của bày chó" nên nói "nhiều chó sủa" đa khuyển phệ, ý Cụ Trạng muốn nói mấy ông bán nước
4. Mục giả dục nhân canh
(người trông thấy thúc giục phải canh tân thay đổi)
Còn một nghĩa trong câu này nữa tạm thời nhi chưa thể nói mà muốn để cho nó xảy ra tự nhiên.
5,6. Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu ngọc bích thành
- Bắc có những tráng kiệt được ví như vàng hun đúc thành, Nam cũng có (những tráng kiệt) như ngọc được hun đúc mà nên
(Dịch vầy sát văn phạm hơn cho những ai biết Hán văn dễ nghiên cứu)
7,8. Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh
(Hạng tùng bách có thể làm chỗ dựa trùng trùng đứng lên, điệp điệp ra đi chinh chiến phía đông)
9,10 Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành
vì bảo vệ giang sơn mà thiên tử xuất hiện, không run sợ thì tự nhiên sẽ thành.
Chữ chiến không chỉ có nghĩa là đánh, là chiến tranh, mà còn có nghĩa là run sợ như trong chữ đả chiến (打戰 phồn thể, 打战 giản thể, ai nghi ngờ có thể google).
Do vì câu trên có ghi "nhiễu nhiễu xuất đông chinh" nên ít nhất phải có động binh và may mắn lắm thì sẽ không đánh.... Chỉ ôm nhau tha thiết rồi về
Theo ngữ cảnh mà hiểu thì bất chiến nghĩa là không run sợ hợp lý hơn. Và không run sợ là không run sợ bất cứ gì là rào cản để bảo vệ giang sơn.
Bốn câu trên là đoạn văn diễn tả tình hình hiện tại của đất nước và điều chúng ta cần làm là phải yêu cầu thúc giục canh tân thay đổi. Sáu câu dưới là nói cho việc sẽ xảy ra.
Tiếp theo nhi sẽ giải 2 đoạn quan trọng .
1)
Có thầy Nhân Thập đi về,
Tả hữu phù trì cây cỏ thành binh.
- Chữ nhân (人) với chữ thập (十) ghép lại một trên một dưới là chữ NGọ. (xem hình)
Đọc đến đây chắc bạn đang nghĩ đến anh Trần Huỳnh Duy Thức vì anh tuổi ngọ, nhưng xin thưa là không phải, xin mời theo dõi tiếp sẽ biết.
Trước tiên câu này "Có thầy Nhân Thập đi về" mang ý nghĩa là "khi năm ngọ đến"
Câu "Tả hữu phù trì cây cỏ thành binh", thường được ngắt câu bằng dấu phảy sau chữ trì, nhưng chữ Hán hay Nôm thì không dùng đến dấu phảy nên dấu phảy này là người sau tự thêm vào theo cách hiểu ý nghĩa bình thường.
Bỏ dấu phảy đi, hiểu chữ "phù trì" theo một ý nghĩa khác thì sẽ thấy rõ ràng hình ảnh mà nghĩ là hình ảnh Cụ Trạng đã thấy khi viết Sấm.
"Tả hữu" là trái phải ý nói cho tất cả mọi người
Phù (浮) là nổi (như nói phù điêu là điêu khắc nổi) hoặc chữ phù (扶) này cũng có ý nghĩa nâng đỡ, giữ hco không bị ngã, trì (持) là cầm, nắm lấy. “Phù trì” là giơ cao lên, giữ cho nổi không để bị chìm. Cây cỏ ở đây là nói cho giấy mực hay những gì đại loại có thể dùng như giấy mực. Giấy làm bằng cây, và mực làm bằng than carbon cũng đốt từ cây ra. Cây cỏ là từ ghép chỉ cho tất cả thảo mộc mà giấy với mực được làm ra.
Giơ giấy mực lên thì chỉ có biểu tình mới làm vậy cho nên câu này nghĩa là mọi người cầm khẩu hiệu biểu tình giơ lên làm binh khí và đoàn người thành lực lượng như binh nên nói "thành binh".
Năm nay, giờ đây đã giữa năm Ngọ .... đã có biểu tình .... nhưng số lượng chưa thể gọi là "thành binh" .... Khi mà lãnh hải lãnh thổ đang bị xâm chiếm và biến thành căn cứ quân sự chúng ta có nên dẹp bỏ sự sợ hãi, chuẩn bị biểu ngữ để đi biểu tình hay không ? Câu trả lời xin để mỗi người tự đáp vậy....
2)
Nói đến "thánh nhân" trong sấm Cụ Trạng Trình, thì đó chính là thủ lĩnh mà chúng ta mong đợi. Người này là ai? Câu trả lời nằm trong đoạn Sấm này:
Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường
Khi ghép những bộ thủ được nêu ra trong đoạn này và hiểu những ẩn ý phải ghép thế nào, phải đổi nó ra như sao v.v... thì mới biết .... nó chẳng phải chỉ cái nghĩa mà mọi người thường hay thấy. Sấm đa nghĩa đến rùn mình vì sự thông minh của Cụ Trạng Trình.
Đáng tiếc hiện tại dĩ nhiên là chưa thể nói ra người này là ai .... Không phải anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Thức chỉ là "tiên phong" thôi. Mà cũng chưa cần tìm biết người này là ai ... vì "thiên tử" trong đoạn trên đã ghi rõ, vì bảo vệ giang sơn mà xuất hiện thì thiên tử đó là chúng ta. Trong chúng ta ai muốn bảo vệ giang sơn đều là thiên tử cả. Và trong một nền dân chủ tương lai thì dân làm chủ, dân là thiên tử ngang đồng nhau không ai hơn ai. "Thánh nhân" trong đoạn sấm trên có thể là nói cho tổng thống hay thủ tướng tương lai của chúng ta. Đó là lý do nhi chưa muốn nói, lỡ đâu nói ra những người có tên đó bị đem ra chém hết .... một mình nhi đầu thai bao nhiêu kiếp cũng không đủ đền chứ đừng nói giảm thọ 10 năm.
Để kết luận, tương lai nước Việt là trong bàn tay của dân tộc Việt, mỗi một người đều có trách nhiệm, dù là kẻ thất phu. Đừng bao giờ nói cái câu "để nhà nước lo" ....Hai bà Trưng hay Ngài Trần Hưng Đạo mà nghe chắc phải vung tay vả vào mặt! Nhà nước có hề lo cho tương lai đất nước đâu!
Hãy nhìn lãnh hải lãnh thổ đang bị gặm nhấm dần mà bỏ đi sự sợ hãi đã biến mình trở nên vô tâm vô cảm rồi vô trách nhiệm. Đã đến lúc Việt Nam phải canh tân thay đổi và ghi điểm với thế giới, Việt Nam cần trả nợ thế giới và góp phần làm cho thế giới được hoà bình an vui.
lêviệt kỳnhi
21.06.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét