Ihn Kvl
Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014
THỜI KHẮC LỊCH SỬ ĐÃ ĐẾN
THỜI KHẮC LỊCH SỬ ĐÃ ĐẾN
Chúng ta chắc hẳn đã nhận ra rằng đất nước đã đến lúc phải thay đổi. Việt Nam đang thêm một lần nữa ở vào vị trí làm chiến trường cho sự tranh giành ảnh hưởng giữa Đông và Tây.
Trước đây trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1991) Việt Nam đã một lần làm chiến trường cho hai thế lực lớn thế giới so tài; Mỹ và Sô Viết (+ TQ) cũng bởi miền Bắc bị dẫn dắt bởi chủ nghĩa CS và miền Nam bấy giờ đang thịnh vượng trong chế độ dân chủ.
Giờ đây, cũng chẳng khác là bao, chỉ khác là trên danh nghĩa thì TQ là chính, đại diện cho chủ nghĩa CS mà Nga ở sau. Về ý thức hệ, dân Việt mong mỏi một nền dân chủ đúng nghĩa....trong khi lãnh đạo độc tài tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê.
Đối với việc TQ lấn chiếm Biển Đông và xây phi trường quân sự ở Gạc Ma để khống chế Đông Nam Á, trước khi "trừng trị" TQ, Mỹ và EU trói tay Nga bằng sắc lệnh cấm vận. Song song là bắt tay với Nhật và Úc tập trận.
Dân Việt Nam chúng ta sẽ lo cho nồi
cơm của mình như thế nào đây? Cứ để mặc cho chính phủ quyết định theo TQ hay chọn Mỹ làm đồng minh thì đất nước Việt Nam này cũng sẽ điêu linh.
Nếu chính phủ chọn TQ là mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới, nếu chọn Mỹ thì lịch sử lặp lại - nguy cơ Việt Nam trở thành chiến trường như thời kỳ chiến tranh1975 là đang rất thật. Sự bắt tay với Mỹ sẽ khiến TQ nổi giận. Nếu nghĩ không chiến tranh thì chúng ta thật sự đã xem thường cái dã tâm và lá gan của TQ. Cứ nghĩ lại sự kiện Thiên An Môn; cùng là đồng bào, chính phủ TQ vẫn đan tâm thảm sát thì dân Việt là gì mà được nương tay? Khi đã tuyên bố chủ quyền, khi đã xây phi trường quân sự ở Gạc Ma thì họ chuẩn bị điều gì? Nếu không dự định "nếu cần sẽ đánh" thì họ chuẩn bị như thế để làm gì? Và nếu Mỹ và đồng minh không lo lắng thì gửi quân đến Úc và tướng cao cấp đến thăm Việt Nam làm gì? Những người làm chính trị họ dự đoán được bước đi tiếp theo và chiến lược của đối phương là gì nên phải chuẩn bị. Chúng ta là người dân, đất nước của chúng ta đang nguy ngập như thế nào chúng ta cần phải mở mắt ra mà xem!
Chúng ta đang ở trong giai đoạn lịch sử quan trọng cần có sự chọn lựa đúng đắn để đất nước thoát hết tất cả nguy hiểm tan thương đang chực chờ.
Nếu chính phủ bắt tay với Mỹ để làm hài lòng người dân chúng ta thì nguy cơ Bắc thuộc cũng không phải là đã hết và đừng có vội mừng! Hãy nhìn lại lịch sử, sau chiến tranh với TQ năm 1979 hai nước CS; TQ với Việt Nam trở mặt nhau không ban giao ... Nhưng đến khi Đông Âu và Liên xô sụp đổ thì chính phủ Việt Nam đã vội quay lại với TQ để bảo vệ chủ nghĩa CS. Lần này nếu thật sự chọn Mỹ làm đồng minh đuổi TQ ra khỏi Biển Đông, sau đó cũng rất có thể hoặc sẽ vì chủ nghĩa CS vì tinh thần người CS mà quay lại vuốt ve ký thêm một lần hiệp định tương tự hiệp định Thành Đô với TQ thì đâu cũng lại vào đấy. Đất nước coi như bị giày xéo đau đớn, nghĩa trang liệt sĩ sẽ mọc lên thêm nhiều.... chỉ vì lúc theo Tàu lúc theo Tây. Ai trong chúng ta dám khẳng định lịch sử sẽ lại không tái diễn? Xin cứ "luận cổ mà suy kim" đi!
Và ....vấn đề điều mong muốn có một nền dân chủ thật sự sẽ đi về đâu ước mơ đó? Những người đang tranh đấu cho dân chủ, những người đang mong ước dân chủ... những công dân nước Việt hãy nhận ra ....thời khắc lịch sử là đây... muốn đổi nguy cơ trở thành cơ hội thì chỉ có bây giờ !!!
Chúng ta phải có quyết định mà phải thật là sớm vì thời gian không còn nhiều nữa, đã cấp bách lắm rồi! Giàn khoan rút về, phi trường Gạc Ma chuẩn bị hoàn tất.
Quyết định như thế nào để tránh đất nước thêm một lần trở thành nơi tàn phá của những vũ khí thời đại hạng nặng đây? Và phải làm như thế nào để khi chính phủ bắt tay với Mỹ thì sau đó không quay lại với TQ và chúng ta có được một nền dân chủ thật sự và mỗi người dân được hưởng trọn vẹn quyền con người?
Nếu chúng ta không ý thức được điều này và muốn tìm ra giải pháp, thờ ơ với vận nước, bao nhiêu thiệt hại và thiệt thòi chúng ta sẽ chịu nặng nề nhất như đã từng. Vậy có nghĩa là chúng ta sẽ ân hận khôn nguôi mà thôi....!!!
Việt Nam chúng ta đã là nạn nhân của chế độ chủ nghĩa CS bao nhiêu năm qua... Nếu chọn lựa theo XHCN không phải là của chúng ta, những người đang sống bây giờ thì chúng ta tuyệt đối không nên thụ động im lặng xuôi theo mong muốn của kẻ khác nữa mà phải tự quyết định cho mình, cho vận mệnh dân tộc mình !!!
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã một lần giải về luật lục thất thập phân (hay còn gọi lục thất nguyệt gian). Đó là chu kỳ 13 + 10 năm (6 + 7 + 10) mà những biến cố quan trọng vận mệnh Việt hay rơi vào. Nhìn lại từ năm 1991 (ngày 10 tháng 8) khi Vn và TQ tuyên bố bình thường hóa quan hệ "hợp tác toàn diện" sau hội nghị Thành Đô đến bây giờ là đúng 1 lục thất nguyệt gian, tức 23 năm, đúng 23 năm !
Thời khắc chọn viết lịch sử như thế nào là đây! Ai là người dân Việt chân chính không muốn bị dẫn dắt thì hãy có sự lựa chọn và chuẩn bị tinh thần. Không thể nào để chính phủ đem vận nước và sinh mạng người dân ra để đổi lấy những thiệt thòi về mình như đã từng trong lịch sử.
Đừng uỷ thác cho một nhóm người nào đó quyết định để sau này có chỗ đổ thừa khi đất nước tan hoang ....Cái lẽ tất nhiên vận mệnh quốc gia phải là cả dân tộc quyết định, không có chính phủ nào cả!
Song ....phải quyết định chọn lựa như thế nào đây?
Ai là bạn thì phải biết phân, ai mang đến ảnh hưởng xấu phải biết xua đi. Chúng ta muốn dân chủ thật sự phải chọn Mỹ làm đồng minh. Chúng ta không muốn chủ nghĩa độc tài CS thì phải xóa đi. Nếu không xóa, đứng bên Mỹ vẫn có lúc sẽ quay về với TQ. Và có không quay về quy phục TQ đi chăng nữa thì chế độ độc tài này với chính sách xảo huyệt tròng cái vòng nô lệ vào đầu mà người dân không hay mình bị nô lệ, một chút quyền con người cũng tước sạch chẳng còn chi thì còn đợi gì mà không dũng cảm thấy ra và nhìn nhận sự thật này để cứu lấy mình và cứu nước???
Thay đổi dân chủ là tất yếu, cách duy nhất là chỉ có cùng đứng lên đòi hỏi. Nếu để chính phủ tự động giải thể nguy cơ trá hình che mắt rất lớn dù rằng vẫn có thể chấp nhận và có cách để ngăn chặn. Và chỉ có đòi hỏi dân chủ và đa đảng thì mới ngăn được Việt Nam biến thành chiến trường cho những cường quốc.
Việt Nam thay đổi thể chế, TQ có nguy cơ bị xé thành nhiều nước nhỏ vì lâu nay và trong hiện tại Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Hồng Kông, MaCau và còn nhiều dân tộc thiểu số khác trong nước TQ vẫn đang đòi hỏi dân chủ và chờ cơ hội. Việt Nam dễ dàng thành công hơn vì hiện giờ chính phủ đang cần dựa Mỹ. Nói một cách khác chúng ta có Mỹ và Âu ủng hộ và bảo trợ ngầm.
Khi Việt Nam thành công, tác động sẽ rất mạnh đến các nơi muốn dân chủ ở TQ và có thể nói gây ảnh hưởng đến luôn cả Bắc Triều Tiên. TQ có vẻ lớn nhưng nội lực rất yếu vì "mầm móng nổi loạn" đòi tách ra và đòi dân chủ rất nhiều. Khi quân lực đẩy ra biển Đông là lúc họ rất yếu bên trong. Dân Việt Nam cần đứng lên vì chính mình và những người dân TQ... và cho hòa bình thế giới ! Như vậy cũng nghĩa là đứng lên đòi dân chủ thiệt hại ít vô cùng cho hiện tại và tương lai.
Những ai không muốn đứng lên đòi dân chủ vì còn hoang mang và thắc mắc câu hỏi sau khi đổi thể chế dân chủ là gì thì xin đọc phần sau đây.
Nghi như thế chẳng có gì là sai cả. Nếu chúng ta không có những chuẩn bị chúng ta làm sao đứng lên để đòi dân chủ? Vậy sẽ giống như muốn đi mà không biết hướng đến thì cũng đứng một chỗ mà thôi. Đòi hỏi xong, được rồi lại "lơ tơ mơ".
Hướng đi để phát triển đất nước sẽ như thế nào?
Muốn trả lời câu hỏi này phải trả lời một câu hỏi khác.... Nền tảng cho sự thay đổi tốt là gì?
Nền tảng của sự thay đổi tốt ...nó nằm trong một chữ "nhân". Chữ nhân này nghĩa rất rộng. Và nó cũng chính là nền tảng để Việt Nam trở thành là nước tạo bước tiến mới trong quá trình tiến hóa của nhân loại.
Nhân loại tiến hóa là dựa trên những tinh hoa và thành tựu đã có mà phát triển tiếp... Âu Mỹ đại diện cho phương Tây thiên về vật chất, dồn trí tuệ vào sự phát triển khoa học. Á Châu đại diện cho phương Đông thiên về tâm linh nên những tôn giáo lớn không phát xuất từ phương Tây. Nhật là nước tiên phong mở cửa đón nhận làn gió văn minh phương Tây nhưng không thể giữ thăng bằng giữa tâm linh và vật chất. Tuy vẫn đề cao văn hóa và giữ truyền thống khá tốt nhưng sự bào mòn bởi ảnh hưởng của phương Tây đang rất mạnh. Nhật cũng đầu tư nhiều vào công nghệ khoa học kỹ thuật đã đưa nước Nhật vào vị trí một trong những siêu cường quốc thế giới. Con số tự tử trong xã hội Nhật ngày một tăng cao. Một năm có những 35.000 người cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống tìm đến cái chết dù đất nước giàu mạnh. Trong khi người phương Tây đã đầy đủ vật chất đang tìm về với thế giới tâm linh. Trước đây phong trào tìm hiểu về Zen (thiền) Nhật Bản thì bây giờ là đánh giá rất cao và tôn trọng Phật giáo Tây Tạng.
Việt Nam chúng ta có muốn là một đất nước nhỏ mà mạnh, không bị bên này lôi, bên kia kéo... để những nước lớn chọn làm chiến trường cho chiến tranh của họ ..... lỗi là ở chúng ta quá nhu nhược và không có hướng đi cho riêng mình... Chúng ta phải có hướng đi cho riêng mình và tự tin về điều đó.
Hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình. Đó là chủ nghĩa "Nhân bản". Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh (tất cả tôn giáo phải được coi trọng). Phát triển thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân giữ thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt đầu và thời gian để xây dựng.
Nhân bản là sao?
Con người là có đầu óc biết suy nghĩ, hơn loài vật ở chỗ là biết hướng thiện. Dù có hỉ nộ ái ố vẫn có thể học và tư duy để biết hậu quả không tốt của sự oán hận hay nổi giận tham lam ....mang lại để kiềm chế. Xã hội chúng ta đang giằng co giữa giá trị đạo đức và lý thuyết về bản năng. Đây cũng là một việc cần nhìn lại để thăng bằng nếu không sẽ đưa đến sự bế tắc vì quá đà của phương Tây.
Nhân bản là gốc con người, gốc con người tức là hướng thiện vậy. Hướng thiện là hướng đến sự hoàn thiện chứ không phải đi làm từ thiện rồi cãi vả lung tung.
Hướng đến sự hoàn thiện là thăng bằng giữa vật chất và tinh thần vì con người là có thân và tâm. Nếu như chỉ có tâm thì chỉ cần chăm lo tinh thần, nếu như chỉ có thân thì cứ bộn bề lo toan vật chất. Vì là có cả hai nên cần có cái nhìn đúng về vật chất mà truy cầu và hiểu rõ về nhu cầu tâm linh của con người mà tìm tòi. Nền dân chủ phương Tây tuy lấy quyền con người làm gốc nhưng phát triển thiên về khoa học vật chất.....Ở đây nói ngắn gọn là như vậy thôi.
Quả thật hướng đi của đất nước sau khi thay đổi thể chế nên là con đường hoàn thiện cái gốc con người thăng bằng giữa vật chất và tâm linh. Và những điều đã nêu trong bài "Viết về con đường Việt Nam". Điều kiện tiên quyết để đi trên con đường này là phải xóa bỏ chủ nghĩa CS độc tài (nhưng vẫn có thể chấp nhận đảng CS, xin đọc "Lợi ích của người dân khi thay đổi thể chế").
Và chúng ta cũng phải biết chọn bạn mà chơi. TQ có xứng đáng là láng giềng, bạn và đối tác tốt hay không? Câu trả lời tất nhiên là không và không cần dẫn chứng mà cứ tự hỏi mình xem có ái ngại khi tiêu dùng thực phẩm TQ hay không?
Kết luận chọn Mỹ mà chơi và thay đổi thể chế hai cái này phải đi đôi mới mang lại lợi ích lớn vô cùng cho đất nước của chúng ta. Thời khắc lịch sử là đây và đã đến. Cơ hội thoát Trung và xóa bỏ chủ nghiã CS, ngăn chặn Việt Nam biến thành chiến trường bị dùng làm nơi so tài và tranh giành sự ảnh hưởng của những nước lớn.
Xin hãy chuẩn bị để cùng đứng dưới lá cờ đoàn kết đòi hỏi quyền làm chủ đất nước bây giờ và vĩnh viễn về sau! Do dự là sẽ hối hận!
Link tham khảo Lục thất thập phân : http://tranhuynhduythucofficial.wordpress.com/tran-dong-chan-blog/ky-suu-va-van-hoi-moi-cua-viet-nam/
Lêviệt kỳnhi
17.08.2014
BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ .............. TỪNG BƯỚC TIẾN HÀNH....(tiếp theo)
BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ .............. TỪNG BƯỚC TIẾN HÀNH....(tiếp theo)
Dựa trên nguyên tắc cùng nhau phát triển, qua nhiều hình thức, bổ sung mang lợi cho nhau, chú trọng sự hiệu quả, cùng lợi ngang nhau. Trung Việt hai nước tiếp tục tăng cường và khuếch trương hợp tác kinh tế thương mại và khoa học công nghệ của hai bên, thúc đẩy hợp tác phát triển không ngừng.
Trong đó có:
(1,2) Về kinh tế mở loạt công ty lớn làm kênh chính để mở rộng thương mại hàng hóa số lượng lớn. Khuyến khích đầu tư lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.
(3) Hai bên thỏa thuận tăng cường thị trường thương mại ở biên giới cùng điều chỉnh quản lý, phát triển và chuẩn mực hóa qua "Hiệp định thương mại khu biên giới"
(4) Triển khai giao lưu và hợp tác các lãnh vực thông tin, thiên nhiên (sinh vật), nông nghiệp, ngư nghiệp, tiền tệ tài chính, giao thông vận tải, tham quan du lịch, bảo vệ môi trường.
Từ sau thập niên 90 hội nghị Thành Đô, mọi lãnh vực xã hội đều có sự hợp tác phát triển với TQ. Đến tháng 6 năm 2007 thì TQ đầu tư vào Việt Nam có 407 hạng mục. Tổng giá trị hợp đồng lên hơn tỷ $.
Du khách TQ đến Việt Nam, năm 1991 trên dưới chỉ 10.000 người nhưng đến năm 2005 thì cứ trong 3 du khách đến Việt Nam là có 1 người TQ. (7,52 triệu)
Tóm lại cứ theo quan hệ chính trị mà quan hệ hợp tác kinh tế thương mại không ngừng phát triển. Những năm gần đây hai nước bắt đầu đi sâu vô từng lãnh vực, đặc biệt chú trọng thúc đẩy thanh thiếu niên giao lưu, mỗi năm các đoàn thể tổ chức thăm nhau hơn cả trăm, để nhân dân hai nước hiểu nhau và tin nhau, tăng cường hợp tác và hữu nghị. Ngoài ra còn có lãnh vực văn hóa, giáo dục, thể dục, báo chí v.v... Và luôn cả QUỐC PHÒNG của hai nước.
Lãnh vực QUÂN SỰ từng bước khai triển hợp tác qua nhiều mặt và tầng cấp để làm tăng sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt đáng chú ý là vào giữa tháng 10 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng TQ, Tào Cương Xuyên và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà (nhiệm kỳ 1997-2006) ký HIỆP ĐỊNH HẢI QUÂN HAI NƯỚC LIÊN HIỆP TUẦN TRA. (Lưỡng quốc
Hải quân liên hiệp tuần la hiệp nghị)
(逐步开展军事领域的合作。通过多层次、多领域的军事交往,增进
Qua tháng 4 và tháng 12 năm sau đó hai nước tổ chức Hải Quân liên hiệp tuần tra ở Vịnh Bắc Bộ. (Đây là lý do tại sao cho ngư dân bám biển mà không phải là quân đội)
Trải qua sự cần cù nỗ lực trường kỳ, hai nước Trung Việt đã giải quyết luôn vấn đề phân biên giới đất liền và Vịnh Bắc bộ. Cuối năm 1999, Trung Việt đàm phán mang đến kết quả đột phá là chính thức ký hiệp ước lục địa. Tháng 7 năm 2000, hiệp ước chính thức hiệu lực. Hai bên phân giới cắm mốc tiến hành thuận lợi. Theo tài liệu Vn, đến tháng 9 năm 2006, Lục địa Trung Việt cần dựng 1532 cột mốc, hiện tại có 972 cột mốc là đã xác định, còn 824 chỉ mới nêu ra thôi. (Đến 2 năm sau mới hoàn thành, xem phần dưới)
Ngoài đây ra, cuối năm 2000 hai nước đã ký hiệp định phân ranh giới Vịnh Bắc bộ và hiệp định hợp tác ngư nghiệp, sau khi hai bên phân rõ và phê chuẩn, ngày 30 tháng 6 năm 2004 đã chính thức có hiệu lực.
Ba Hiệp định biên giới lục địa, Vịnh Bắc bộ và ngư nghiệp đã ký mang lại thành quả to lớn và ảnh hưởng sâu xa cho cả hai bên. Vì nền tảng vững vàng Trung Việt là láng giềng bạn tốt, hợp tác toàn diện đã mang lại kết quả tích cực như thế.
Vấn đề Biển Đông, ba nước Trung, Việt, Phi, đều đã ra tuyên ngôn "Nam Hải Các Phương Hành Vi Tuyên Ngôn" . Vì hòa bình ổn định trong khu vực, người phát ngôn của TQ đề xuất phương châm của TQ là muốn cùng nhau phát triển, cùng với các nước có liên quan thuộc Đông Minh (ASEAN) khai thác hợp tác và tiến hành thảo luận, cố gắng hết sức khiến Biển Đông thành khu vực biển của TQ và ASEAN.
Người phát ngôn Việt Nam nói: "quyết tâm khiến Biển Đông biến thành khu vực hòa bình ổn định hợp tác và phát triển." (lập lại y hệt người phát ngôn TQ) .Tuy nhiên vẫn chưa giải quyết liền được.
Vấn đề Biển Đông từ năm 1995, Trung - Việt đã thành lập một nhóm chuyên gia về vấn đề biển đã tổ chức hơn 10 vòng đàm phán. Hai bên đã đồng ý thông qua 4 chữ trong 16 chữ "bạn bè thương lượng" tìm ra giải pháp thỏa đáng. Đồng thời thảo luận đến khả năng hợp tác khai thác. (Tức là những gì Vn nói với quốc tế là tranh chấp gia đình, cùng hợp tác là không hề khác với những gì đã thỏa thuận với TQ)
Trung Việt hai nước láng giềng bạn tốt và hợp tác toàn diện là chiến lược được chọn hướng đến tân thế kỷ và tương lai lâu dài.
Cho đến nay, hai nước đã có hơn mười bản công bố chung. Những văn kiện này cho thấy rõ quan hệ hợp tác bạn bè tin nhau, làm lợi cho nhau, thích ứng với nhu cầu thế cục mới. Đặc biệt là bản công báo chung "Liên quan tân thế kỷ toàn diện hợp tác", phản ảnh ý nguyện chân thành của hai bên muốn phát triển quan hệ trong thế kỷ 21 . Hai Tổng bí thư của hai đảng Trung Việt đã đồng ý viết phương châm 16 chữ vàng: trường kỳ ổn định, hướng đến tương lai, láng giềng bạn tốt, hợp tác toàn diện" và tinh thần 4 tốt vào bản công báo trên và các văn kiện khác.
(中越两党总书记商定的“长期稳定、面向未来、睦邻友好、全面合
Về việc dựng cột mốc biên giới, năm 2008 hoàn thành mà còn ký thêm văn kiện chế độ quản lý biên giới mới.
Về biên giới biển, duy trì cơ chế đàm phán để tìm biện pháp giải quyết cơ bản lâu dài.
Trong lần thăm TQ cuối tháng 5 năm 2008, Nông Đức Mạnh vẫn đồng ý trong công báo chung phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là tôn chỉ phải theo để giải quyết tất cả vấn đề của VN với TQ.
Trước khi kết luận bài này, Vu Hướng Đông cho rằng dân tộc Việt là một dân tộc mâu thuẫn vừa tự tôn, tự hào, tự đại mà lại vừa tự ti. (越南民族心理思维中自尊、自豪与自卑、自大相交织的矛盾).
Và cuối cùng VHĐ khẳng định : Quan sát từ nhiều góc độ tư duy chiến lược đối ngoại của TQ và VN, chính sách đối ngoại và lợi ích quốc gia, phương hướng căn bản "láng giềng bạn tốt, hợp tác toàn diện trong quan hệ Trung - Việt từ đây cho đến sau này sẽ không có thay đổi.
Trích dịch xong ngày 12.08.2014. _______________________
Trong bài của VHĐ cho thấy từ hiệp định Thành Đô từng bước tiến hành đã sản sinh ra rất nhiều hiệp định bất lợi cho Việt Nam...
Hiệp định "HẢI QUÂN LIÊN HIỆP HAI NƯỚC TUẦN TRA" liên can quốc phòng quan hệ trọng đại đến an nguy quốc gia BCT chẳng lẽ không nhìn ra?
Để đến bây giờ khuyến khích ngư dân bám biển mà không là nhiệm vụ của quân đội hải quân ....nay ắt chúng ta đã hiểu vì sao. Mai này TQ đưa quân vào thì chỉ có " dân đen thủ thành" ....
Nếu dân Việt không có ý bảo vệ đất nước thì cứ theo câu nói của Giang Trạch Dân "để cho nhân dân hai nước chuẩn bị" ....trong nhật ký của Lý Bằng mà làm....
Lêviệt kỳnhi
BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ ......TỪNG BƯỚC TIẾN HÀNH....
BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ ......TỪNG BƯỚC TIẾN HÀNH....
Bài này là soạn tóm lược các điểm quan trọng từ sau khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, Việt Nam muốn dựa TQ để cứu chủ nghĩa CS và cứu lấy Đảng khiến nước Việt Nam đã trở thành còn hơn là một đống phế liệu.... Tất cả đều độc hại khó tái xử dụng được, mà bắt đầu là từ hội nghị Thành Đô dựa và trích dịch từ bài của Vu Hướng Đông nằm ở mục "Giải mật lịch sử" của trang Trung Võng Tư Tấn.
http://www.cnwnews.com/html/soceity/cn_ls/lsjm/20140611/612268_2.html
Trang đầu diễn tả bối cảnh TQ viện trợ Việt Nam để "giải phóng" miền Nam giành quyền cai trị cả nước theo chế độ độc tài CS và lấy tựa đề là NGUYỄN VĂN LINH Ở HỘI NGHỊ BÍ MẬT THÀNH ĐÔ NÓI VỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: CHÚNG TÔI TUYỆT ĐỐI KHÔNG VONG ÂN BỘI NGHĨA NỮA (biểu hiện ăn năn hối hận sau chiến tranh biên giới 79, trong khi con số thương vong của Vn hơn 100.000 người hy sinh còn TQ chưa tới 10.000 theo thống kê)
阮文灵成都密晤中国领导人:我们绝不再忘恩负义
________________________________
Bắt đầu từ tháng 10 năm 1989, Đinh Nho Liêm sang TQ ngoại giao sau chiến tranh 79 mười năm, trước lúc đi Phạm văn Đồng dặn dò: " Chúng ta phải cố hết sức thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Trung".
Cũng tháng 10 năm đó, Nguyễn Văn Linh nhờ lãnh đạo Campuchia Sihanouk. chuyển lời muốn cải thiện quan hệ Việt Trung.
Ngoài ra Việt Nam còn bỏ bớt hạn chế buôn bán ở khu vực biên giới, điều chỉnh chính sách dành cho người Hoa, giảm thiểu các hạn chế cho họ, tức là dần dần bỏ chính sách "phản Hoa", muốn khôi phục lại quan hệ với TQ.
Bước đi bình thường hóa quan hệ Việt Nam và TQ đột phá là hai lần lãnh đạo Việt Nam đến hội đàm với lãnh đạo TQ.
Đó là năm 1990, hội nghị tháng 9 bí mật ở Thành Đô và hội nghị cấp cao ở Bắc Kinh tháng 11 năm 1991.
Hai lần hội nghị là cùng một tinh thần, tức là TUÂN THEO điều Đặng Tiểu Bình đề xuất thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Trung Sô để bình thường hóa quan hệ (即遵循邓小平提出的实现中苏关系正常化的指导思想), bỏ qua quá khứ và mở đường cho tương lai, khôi phục quan hệ Trung - Việt.
Nguyễn Văn Linh lúc tại hội nghị bí mật Thành Đô nói với lãnh đạo TQ rằng:
"Chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trong quá khứ, tuyệt đối không quên ân bội nghĩa, muốn khôi phục lại chính sách xưa của Hồ Chí Minh đối với TQ, khôi phục tình hữu nghị truyền thống của hai đảng hai nước". Rồi còn nhấn mạnh: "Hôm nay chúng tôi đến lại TQ gặp gỡ các ngài, nhất định muốn quan hệ hai nước hai đảng được bình thường hóa."
Giang Trạch Dân mượn hai câu thơ "Qua cơn sóng gió vẫn anh em, gặp nhau cười cái tan oán thù" để kết thúc hội nghị đã diễn tả được thành quả to lớn của cuộc hội nghị bí mật. Rồi đến hội nghị Bắc Kinh giữa lãnh đạo hai nước khẳng định và chỉ ra tiêu chí của hai nước quan hệ đã bình thường hóa.
Ngày 10 tháng 8 năm 1991, thứ trưởng bộ ngoại giao hai nước tuyên bố khôi phục quan hệ kinh tế, mậu dịch, giao thông, bưu chính v.v.. hết tất cả phương diện đều tiến hành bình thường hóa quan hệ.
Tất cả đều đi dần đến mục tiêu là hợp tác toàn diện trên cơ sở 4 tốt 16 chữ vàng. (Đây là lý do TQ trúng thầu hơn 90% ở bất cứ lãnh vực nào của VN)
Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước hợp tác giao lưu càng lúc càng nhiều, nội dung phong phú, chủ yếu là những phương diện sau:
Thứ nhất: cấp cao thường thăm viếng nhau, lấy sợi giây chính trị thân thiết gắn kết quan hệ. Mỗi năm lãnh đạo cấp cao hai nước phải tiến hành thăm nhau. 16 chữ vàng "xác định phương hướng, từng bước tiến hành, đại cục làm trọng, bạn bè thương lượng" (明确方向,逐步推进,大局为重,友好协商) là do Giang Trạch Dân đề xuất ban cho trong lần thăm Việt Nam năm 1994 làm phương châm.
Tháng 2 năm 1999 Lê Khả Phiêu thăm TQ, được 16 chữ mới chỉ đạo tôn chỉ làm phương châm cho thế kỷ 21. "trường kỳ ổn định, hướng đến vị lai, láng giềng bạn tốt, hợp tác toàn diện" (长期稳定,面向未来,睦邻友好,全面合作)
Tháng 2 năm 2002, Giang Trạch Dân thăm Việt, phương châm 16 chữ vàng thêm một lần nữa được làm rõ hơn quan hệ Trung- Việt trên cơ sở tín nhiệm nhau hơn. Đổi lại thành "trường kỳ ổn định, láng giềng bạn tốt, hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển" (长期稳定是前提,睦邻友好是保障,全面合作是纽带,共同发展是目标) Bốn chữ đầu là tiền đề, bốn sau để bảo đảm, bốn sau nữa là liên kết và sau cùng là mục tiêu. Giang Trạch Dân còn nêu ra thêm 4 tốt "láng giềng tốt, bằng hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" “好邻居、好朋友、好同志、好伙伴” để chỉ đạo tinh thần quan hệ hai nước những năm gần đây.
Tháng 11 năm 2005 Hồ Cẩm Đào thăm Việt giảng rõ thêm nội dung tinh thần 4 tốt
, muốn nhân dân hai nước VĨNH VIỄN làm " láng giềng tốt là coi nhau như bạn, bạn bè tốt là tin cậy nhau, đồng chí tốt là chí đồng đạo hợp cùng chí hướng, đối tác tốt là hợp tác chân thành" (睦邻友好的好邻居、相互信赖的好朋友、志同道合的好同志、真诚合作的好伙伴). Rồi tại quốc hội Việt Nam phát biểu nói rằng Trung quốc với Việt Nam sông liền sông, núi liền núi, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan" (山水相连、文化相通、理想相同、命运相关)
được (Việt Nam) hưởng ứng mạnh mẽ.
Sau đó 1 năm, tháng 11. 2006 Hồ Cẩm Đào lại thăm Việt đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC. Hai lần thăm này đều tiếp tục ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển quan hệ của hai nước Trung - Việt.
Trong quan hệ cùng nhau đi, trên tất cả phương diện cho đến nay, trong việc bình thường hóa, thì quan hệ chính trị ở vị trí chủ đạo, cấp cao lãnh đạo hai đảng nhiều lần thăm viếng, trực tiếp thôi thúc hành động không ngừng phát triển quan hệ, chủ yếu tiến hành những nội dung quan trọng (trong hiệp định Thành Đô). Ngoài việc lãnh đạo thăm nhau hai đảng còn trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, bàn luận chuyện trị đảng trị nước. Vào tháng 10 năm 2003, tháng 2 năm 2004 và cuối tháng 7 năm 2007 đã tổ chức 3 lần hội thảo có chuyên đề xhcn lý luận và thực tiễn. Qua nhiều hình thức giao lưu cùng kiên trì phương hướng xhcn, không ngừng phái các đoàn thể thăm nhau.
(Trích dịch trang hai và đầu trang 3)
Còn tiếp ....
http://www.cnwnews.com/html/soceity/cn_ls/lsjm/20140611/612268_2.html
TRẢ LỜI THIẾU TƯỚNG LÊ DUY MẬT
TRẢ LỜI THIẾU TƯỚNG LÊ DUY MẬT
Tuy đây chưa phải là nội dung hiệp định Thành Đô hai bên lãnh đạo Việt Nam với TQ ký với nhau bằng tiếng Trung, nhưng đây là cũng trả lời được tại sao chưa đúc kết chiến tranh Việt Trung năm 1979 và một số câu hỏi về hiệp định Thành Đô từ nhật ký của Lý Bằng. Đối với cụm từ "bình thường hoá quan hệ" nó chẳng bình thường chút nào.
http://history.dwnews.com/big5/news/2012-05-01/58722232-all.html
Theo Đa Duy Tân Văn (DWnews)
Nhật Ký của Lý Bằng bị lộ:
Sau chiến tranh 1979 quan hệ Việt Trung căng thẳng, Tháng 12 Năm 1986 Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng Bí thư ĐCSVN, theo tình thế Thế giới thay đổi, đặc biệt khi Đông Âu kịch biến, Liên Sô giải thể, Nguyễn Văn Linh tìm đến Trung Cộng để bình thường hoá quan hệ.
Hai bên đã bí mật liên hệ, từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990 Nguyễn Văn Linh và bộ trưởng chủ tịch hội đồng Đỗ Mười cùng với lãnh đạo TQ cử hành hội nghị ở Thành Đô, Đây là móc bình thường hoá quan hệ hai nước. Tháng 11 năm 1991, Đỗ Mười nhậm chức tổng bí thư đến ra mắt TC, tuyên bố quan hệ hai nước bình thường hoá.
【多維历史】20世紀70年代末期,越南出兵柬埔寨。1979年,中越关系降至最低點。1986年12月,阮文靈擔任越共中央總書記。隨著國際形勢的變化,特别是東歐劇變、苏聯解體后,阮文靈調整政策,尋求與中國关系的正常化。
經過中越雙方秘密聯絡,1990年9月3日至4日,阮文靈偕同越南部長會議主席杜梅,與中國領導人在成都舉行了會晤,這成為中越关系正常化的轉折點。1991年11月,新任越共總書記杜梅等來華訪問,兩國宣布中越关系正常化。
(Báo mở đầu vậy, sau đó là tiết lộ nhật ký của Lý Bằng ....lướt đoạn năm 1986, 1989)
Hội Nghị Thành Đô 1990
Thứ ba ngày 6 tháng 6, trời quang
Nguyễn Văn Linh gặp đại sứ Trương Đức Duy ở văn phòng Bộ Quốc Phòng Việt, Họ Nguyễn mong muốn thực hiện bình thường hoá quan hệ hai nước và mong sớm ngày thăm TQ.
Chủ nhật ngày 26 tháng 8. Trời âm u, mưa
Tôi (Lý Bằng) nói cho đồng chí Giang Trạch Dân biết về việc tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các lãnh đạo quan trọng Việt Cộng muốn đến thăm gặp riêng, ông thể hiện hoàn toàn tán thành.
Thứ hai ngày 27 tháng 8, mưa
Tôi báo cáo với Đặng Tiểu Bình về việc Giang Trạch Dân và tôi sẽ gặp Nguyễn Văn Linh, vì Á Vận Hội sẽ tổ chức ở Bắc Kinh, mà lần này bình thường hoá quan hệ Việt Trung quan hệ trọng đại, để tiện giữ bí mật địa điểm hội đàm an bài ở Thành Đô.
Thứ 4 ngày 30 tháng 8, trời quang
Liên quan việc tôi và Giang Trạch Dân gặp Nguyễn Văn Linh, và Đỗ Mười. TQ đã gửi thư mời. Hiện giờ đang chờ Việt Nam phúc đáp thế nào.
Chủ Nhật ngày 2 tháng 9. Trời quang
Chiều, lúc 3 giờ rưỡi, tôi bay từ Bắc Kinh, đến phi trường Thành Đô khoảng 6 giờ, ngồi xe ô tô thêm 20 phút đến khách sạn Kim Ngưu có Bí thư tỉnh uỷ Dương Nhữ Đại đang đợi. Giang Trạch Dân ngồi máy bay riêng khác đến Thành Đô sau tôi nửa tiếng. Từ 8.30 đến 11 giờ tối, tôi và Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến phương châm cho cuộc hội đàm với bên Việt Nam.
Thứ hai ngày 3 tháng 9. Trời quang
Buổi sáng tôi và Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu phương châm để chiều hội đàm với Việt Nam.
Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng với Chủ tịch hội nghị bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn trung ương Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Giang Trạch Dân cùng tôi đón tiếp họ ở phòng sảnh* số 1. Nguyễn Văn Linh mặc âu phục màu cà phê, có chút phong độ của học giả. Đỗ Mười thân thể vẫn cường tráng, đầu tóc bạc trắng hết, mặc bộ âu phục màu xanh lam. Cả hai 73, 74 tuổi. Còn Phạm văn Đồng hai mắt đục thuỷ tinh thị lực rất kém, mặc bộ đồ cán bộ màu xanh lam nhìn y như một lão cán bộ Trung Quốc.
Chiều, hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh trình bày dài dòng. Tuy tỏ vẻ muốn giải quyết vấn đề quyền lợi ở Campuchia, nói về vấn đề thành lập hội đồng uỷ viên tối cao, không loại trừ bên nào, nhưng lại thể hiện không muốn can thiệp chuyện nội bộ Campuchia. Cho thấy với vấn đề ở Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ bày tỏ thái độ theo nguyên tắc thôi, mà trọng điểm là bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Trung.
Hội đàm kéo dài đến 8 giờ tối, 8.30 mới bắt đầu dùng cơm. Ở bàn ăn, tôi và Giang Trạch Dân phân và giao công việc cho Nguyễn Văn Linh với Đỗ Mười. (我和江澤民同志又分别做了杜梅和阮文靈的工作)
Thứ ba ngày 4 tháng 9. Trời âm u
Buổi sáng, Chúng tôi tiếp tục hội đàm với với lãnh đạo Việt Nam, đến đây những vấn đề đề xuất trong hội nghị đã nói xong và đi đến đồng thuận khá tốt đẹp. Và quyết định soạn thảo biên bản hội nghị.
Chiều 2 giờ rưỡi, hai bên Trung Việt tại khách sạn Kim Ngưu phòng sảnh số 1 cử hành nghi thức ký tên, mỗi bên do hai Tổng bí thư ký. Đây là bước ngoặc thay đổi lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Giang Trạch Dân lúc ấy tặng cho các đồng chí Việt Nam câu thơ: "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương phùng nhất tiếu dẫn ân thù" (Qua hết sóng gió vẫn anh em, gặp nhau cười cái tan oán thù) . Đây là câu thơ của Lỗ Tấn. Đối với hai câu thơ đồng chí Việt Nam rất vui mừng.
4 giờ chiều, Ngồi máy bay riêng trở về Bắc Kinh, khoảng 6giờ10 thì đến nơi.
_____________
成都會議
【1990年】
六月六日星期三晴
阮文靈總書記在越國防部會見了張德維大使。阮希望實現兩國、兩党关系正常化,并希望早日訪華。
八月二十六日星期日陰雨
关于越共總書記阮文靈等越方主要領導人來華內部訪問一事,我告江澤民同志,他表示完全贊成。
八月二十七日星期一雨
关于江澤民同志和我將會見阮文靈一事,我向鄧小平同志汇報了。鑒于亞運會即將在北京舉行,而此次會晤涉及中越兩國关系正常化,事关重大,為便于保密,會談地點擬安排在成都。
八月三十日星期四晴
江澤民同志和我去成都與越共總書記阮文靈、越南部長會議主席杜梅內部會談一事,已向越南发出邀請。現在就看越南如何答复了。
九月二日星期日晴
下午3時半,我乘專機從北京西郊機場起飛,6時左右到達成都機場。我們乘汽車經過20多分钟路程,到達金牛賓館,省委書記楊汝岱在等。江澤民同志乘另一架專機晚我半小時到達成都。晚8時半至11時,我和江澤民同志就明天與越南方面會談的方針交換了意見。
九月三日星期一成都晴
上午,我在江澤民同志處和他繼續研究下午將與越方會談的方針。
下午2時左右,越共中央總書記阮文靈、部長會議主席杜梅和越共中央顧問范文同到達成都金牛賓館,江澤民和我在1號平房迎接他們。阮文靈身著咖啡色西裝,有 些學者風度。杜梅身體還健壯,頭发全白,穿一身藍色西裝。他倆都是七十三四歲的人,而范文同雙目白內障視力極差,穿一身藍色的干部服,像中國的老干部。
下午,會談開始,阮文靈先作了長篇講話。雖然表示了尽快解決柬埔寨問題的願望,并且說成立柬最高委員會是当務之急,不應排除任何一方,但又表示不願干涉柬埔寨內部的事務。看來在柬埔寨問題上,阮文靈只想作一個原則的表態,而把重點放在了中越关系正常化方面。
會談一直持續到晚上8時,8時半才開始晚宴。在飯桌上,我和江澤民同志又分别做了杜梅和阮文靈的工作。
九月四日星期二陰
上午,我們繼續與越南的領導同志開會。至此,會議所提出的問題應該說已經比較圓滿地達成共識了,決定起草一份會議紀要。
下午2時半,中越雙方在金牛賓館1號平房舉行了签字儀式,雙方分别由總書記和總理签字。這在中越关系上是历史性的轉折。江澤民同志当場贈越南同志詩句“渡尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇”。這句詩出自魯迅。對此,越南的同志表示高興。
下午4時,專機起飛回北京,6時10分左右到達。
*平房 nghĩa là nhà một tầng, nhà trệt, nhà mái bằng (bungalow)...vào google xem cái khách sạn chẳng thấy có nhà 1 tầng, nên nghĩ đây là phòng hợp lớn (conference room) như sảnh trong các khách sạn thường có vậy
LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI CHUYỂN ĐỔI THỂ CHẾ DÂN CHỦ
LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI CHUYỂN ĐỔI THỂ CHẾ DÂN CHỦ
Trước khi viết về những lợi ích cụ thể mà sự chuyển đổi thể chế mang lại, cần nói sơ lược về đa đảng là như thế nào.
Đa đảng nghĩa là một thể chế chính trị chấp nhận nhiều đảng tranh cử để giành quyền điều hành chính phủ.
Dựa trên quyền tự do lập hội, bất cứ một nhóm người dân nào cũng đều có quyền cùng nhau thành lập đảng chính trị. Tất nhiên phải hội đủ những điều kiện một đảng chính trị cần có để được công nhận.
Quyền này thể hiện sự dân chủ. Nó không là quyền ưu tiên hay riêng tư của một nhóm nào cả. Cho nên một đất nước gọi là tự do và dân chủ; người dân làm chủ thì không thể nào không theo hệ thống đa đảng hay ít nhất là hai đảng trở lên. Nhiều đảng thì mới đại diện được cho đủ mọi thành phần khác nhau trong một nước, về tư tưởng, suy nghĩ, những quan tâm và mong muốn.
Hệ thống đa đảng như vậy mỗi đảng có mỗi chủ trương chính, từ chủ trương đó lập ra chính sách phương cách thực hiện để thuyết phục người dân bỏ phiếu cho mình. Thí dụ, đảng Lao động thì đặt nặng chính sách về lao động song song với chính sách tổng quát phát triển quốc gia. Cũng nhiều đảng như vậy mỗi đảng tùy theo sự ủng hộ của người dân mà có được bao nhiêu ghế trong Quốc Hội, cùng đại diện tiếng nói của người dân ảnh hưởng đường lối lèo lái và phát triển đất nước.
Điều này có nghĩa là nếu Đảng Cộng sản... Với gần bốn triệu phiếu bầu của những người CS họ vẫn có thể có ghế trong Quốc Hội và vẫn có thể tồn tại. Đó là cách vận hành theo thể chế dân chủ đa đảng. Nếu ai hô hào dân chủ đa đảng mà bỏ qua tiếng nói của những người trong đảng CS là chưa thật sự muốn đa đảng đúng nghĩa. "Tiêu diệt ĐCS" nên được xem là khẩu hiệu thể hiện ý muốn riêng tư của một nhóm nào thôi. Vì đã là dân chủ thì không có lý do gì để có thể không chấp nhận họ cả. Trừ phi họ bị tước quyền công dân hoặc tự từ chối quyền công dân. Nếu có những người CS vi phạm phát luật sẽ xử phạt theo cá nhân (dù là một nhóm thì khi ra toà vẫn xét tội nặng nhẹ mỗi cá nhân khác nhau)
Nếu tư tưởng hay chủ thuyết CS vẫn có những người không làm những điều sai quấy phạm pháp, ủng hộ nó và muốn dùng làm nền tảng để lập đảng chính trị vẫn đủ lý do để tồn tại. Như Nauy và một vài nước Âu Châu vì là theo dân chủ đa đảng nên vẫn có đảng CS. ( Đảng CS Nauy, Norges Kommunistiske Parti thành lập năm 1923, link: http://www.nkp.no/index.php)
Nghĩa là khi chuyển đổi thể chế, sự tổn hại chỉ với một số cá nhân lãnh đạo ở mức công bằng và chung chung vẫn có lợi cho ĐCS nếu số người hiện tại theo ĐCS muốn duy trì ĐCS. Không nói đến giải pháp nhân bản người dân dưới thể chế mới đối với cấp lãnh đạo hay ĐCS, thì đây là điều nên xảy ra nếu thật sự muốn đất nước vận hành theo chủ nghĩa dân chủ.
Sau đây nói về lợi ích của cấp dưới hơn cấp lãnh đạo.
Có rất nhiều đảng viên, quân đội kể cả nhân viên nhà nước v.v...sẽ lo lắng biết mấy khi chuyển đổi thể chế sẽ mất hết tất cả.
Nhưng xin đừng lo lắng nữa.... Sẽ không có kịch bản xã hội rối loạn và mọi hoạt động ngừng lại vì tất cả liên quan đến nhà nước đều thay đổi nhân sự... hay là kịch bản nội chiến (mà ở đây sẽ không bàn đến vì lực lượng vũ trang có thể nói chỉ bên chính phủ sở hữu, phương thức đấu tranh của người dân là bất bạo động, nếu có thành phần bạo động thì cũng nằm trong mức nổi loạn chứ không thể là chiến tranh)
Sự chuyển đổi thể chế nếu chính phủ không tự động tuyên bố và cùng với nhân dân tiến hành thì buộc trong tương lai gần một cuộc biểu tình bất bạo động sẽ phải diễn ra vì chúng ta không muốn bị mất nước.
Cả hai kịch bản trên, cái nào xảy ra thì sự chuyển đổi thể chế sẽ diễn biến khái lược là như thế này:
1) Chỉ duy có chính phủ là không nắm quyền nữa, mà sẽ giao quyền cho một tổng thống tạm thời trong khi chờ tiến hành cuộc bầu cử. Dành thời gian cho các đảng phái trình bày chính sách...Thực hiện những chiến lược để tranh cử ..v.v... Hoạt động Quốc hội vì vậy cũng bị ảnh hưởng...Tổng thống tạm thời sẽ là một trong những nhân vật đứng đầu một đảng phái nào đó hoặc là người hướng dẫn chúng ta đòi lại quyền làm chủ đất nước. .
2) Những nhân viên liên quan nhà nước không những không thay đổi mà chỉ có bổ sung nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn điều hành theo cơ chế mới trên tinh thần xây dựng đất nước, nhân sự cũ thậm chí còn được trao thêm những kiến thức cần thiết qua những khóa tu nghiệp.
Giáo dục nhà trường cũng nhà nước, tòa án cũng nhà nước, thuế cũng nhà nước, công an cũng nhà nước, quân đội cũng nhà nước... Nếu nghĩ là thay đổi nhân sự hết là không đúng.
Như vậy cho thấy điều âu lo mất tất cả là không có mà còn được thêm lợi.
Nếu thắc mắc nguồn nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn này ở đâu ra? Đừng nghĩ đất nước hiện tại không có, mà là có rất nhiều chỉ là tài năng không được xử dụng và không có cơ hội được biết đến. Cứ thử tự trả lời câu hỏi: bác Phạm Toàn, bác Huệ Chi, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long v.v....ở đâu ra thì sẽ biết... Và ngoài ra còn có du học sinh và một phần từ cộng đồng người Việt hải ngoại.
Nếu hiểu là tháo bỏ hết tất cả cái cũ, nhân sự cũ để thay cái mới, người mới hoàn toàn nên lo lắng và không dám ủng hộ dân chủ là sự hiểu lầm đáng tiếc để phải lo âu và tiếp tục chấp nhận chính phủ độc tài hiện tại.
Tất cả thay đổi đều diễn ra từ từ chứ không phải trong tích tắt là được. Đây là việc phải đổi từ gốc. Như xây một cái nhà cho cao thì cứ tiếp tục trên tầng cao nhất mà xây là được, còn đằng này phải đổi cái móng đã mục ruỗng và tu chỉnh những tầng trên thì cần khá nhiều thời gian và công sức và phải vận động lực lượng từ toàn dân.
Đã phải vận động từ toàn dân nghĩa là trí tuệ của người dân thật sự được xem trọng và khuyến khích đóng góp. Và như vậy mới đúng nghĩa dân làm chủ, quyền tự do được nới rộng tối đa, cụm từ "tự do trong khuôn khổ" sẽ bị vất vào sọt rác cho một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn... vì "Tự do" là nền tảng của sự phát triển.
3) Một khi đã thay đổi thể chế thì có nghĩa là quyền con người được bảo vệ, tất cả đều được hưởng quyền lợi công dân ngang bằng nhau.
Thế hệ trước và thế hệ hiện tại có cơ hội cống hiến một cách công bằng nhất. Thế hệ sau có cơ hội học hỏi và vươn lên bình đẳng. Cụm từ "con ông cháu cha" cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu không bằng nổ lực của chính mình chẳng ai được ưu tiên hơn ai cả.
Tự do và không theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những thay đổi lúc giao thời sẽ làm hồi sinh những trí tuệ bị bức tử. Nhất là trong lãnh vực giáo dục, mà giáo dục lại là nền tảng để một quốc gia phát triển.
Con người là có óc sáng tạo, nếu không bị hạn chế, cấm đoán và được xem bình đẳng ngang nhau ... thì như hoa được tự do khoe sắc... Khuôn viên sẽ rực rỡ là điều tất nhiên. Cái lợi là vô cùng vậy.
Đây là lợi ích chung cho tất cả tầng lớp xã hội.
Thật sự đã đến lúc trút bỏ lo âu mất hết tất cả để chuẩn bị góp sức cho một thay đổi mà chẳng còn bao lâu nữa sẽ xảy ra...
Địa chính trị Việt Nam bao giờ cũng quan trọng vô cùng đối với việc TQ thực hiện tham vọng bá quyền (xin tìm hiểu chiến lược chuỗi ngọc trai, string of pearls) ..mà giờ đây TQ việc đầu tiên sau bao nhiêu năm âm mưu đã không thể không tỏ rõ thái độ muốn khống chế kênh Đông nam Á.
Theo chuyên gia hàng đầu phân tích địa chính trị của Stratfor, Robert D. Kaplan, thì 50% vận chuyển hàng hải của Thế giới đi qua Biển Đông, trong đó có 80% là vận chuyển dầu hỏa của TQ. Đó là lý do TQ muốn kiểm soát Biển Đông, điều này không thể không đồng nghĩa với việc phải chiếm chủ quyền, vì có chủ quyền mới có thể kiểm soát. Chiếm chủ quyền lại đồng nghĩa là thôn tính lãnh hải lãnh thổ biển đảo Việt Nam và Phi. Việc này lại cũng nghĩa là muốn xóa ảnh hưởng vốn là của Mỹ trong khu vực này xưa nay.
Việt Nam nếu để mất Biển Đông là sẽ hoàn toàn bị khống chế, và là tiếp tay Trung Quốc đe dọa sự hòa bình của Thế giới. Họa hại sẽ vô vàn. ĐCSVN muốn thế, họ đang là nô lệ của chủ nghĩa CS và vì tư lợi mà không nghĩ đến an nguy quốc gia dân tộc, không nghĩ cho hòa bình Thế giới...Vậy còn dân Việt thì sao? Có muốn tiếp tay cho đảng CS để ghi danh làm tội đồ với dân tộc và thế giới hay không?
Trong bài "Cự ngao đới sơn" (Rùa lớn đội núi), cụ nguyễn Bỉnh Khiêm có dặn "Biển Đông vạn dặm phải giang tay giữ", "Đông Tây mới vô sự và Việt Nam mới vẹn toàn". Không chỉ để bảo vệ giang sơn, với địa chính trị nằm trong "chiến lược chuỗi Ngọc trai" của TQ, nhiệm vụ của Việt đối với thế giới rất là quan trọng vậy.
Có bốn câu sấm nói về thời cơ cần nắm lấy.
Đoài phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm
Đoài phương là ở tây. Tập Hợp trụ sở lại ở Tây (Pháp).
Cửu trùng là hai lần chín. Đúng là năm nay có hai lần tháng chín theo lịch Âm và rơi vào cuối năm nay theo dương lịch.
Thiên tử là chúng ta như đã giải trong mấy bài trước, đã là chúng ta nên không thể ngồi chờ ai xuất hiện cả. Tập hợp lại để đứng lên mà thôi. (phá điền là chiến lược tạm thời chưa thể giải, chiến lược mà nói thì lộ với địch mất) ... tập hợp lại thì tất nhiên sẽ có dũng sĩ nhiều như biển và mưu thần đông như cây trong rừng.
Có những câu sấm hỗ trợ cho nhau để hiển rõ nghĩa. Như bốn câu dưới đây:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.
Cửu cửu có thể hiểu đồng nghĩa với cửu trùng, nhưng còn nghĩa ẩn nữa là "tập hợp", chữ Cửu 九 có một âm nữa là "cưu" và nghĩa là tụ hợp, nhóm hợp. (Xin xem hình, tự điển Hán việt Trần Văn Chánh trang 89, nxb Trẻ, 2005)
Mã vĩ là đuôi ngựa, dương đầu là đầu dê, tức cuối năm ngựa, đầu năm dê. Vậy tương đương với cửu trùng (có thể lật lịch âm xem)
Hai đoạn này bổ nghĩa cho nhau và nhắc chúng ta phải đoàn kết và tập hợp. (Những phần chưa giải trong hai đoạn sấm này nh xin hẹn đến lúc mới giải.)
Trở lại 4 câu Sấm có chữ Cửu trùng có thể đọc thành âm "cưu", nếu đọc 4 chữ đầu của mỗi câu trong đoạn đó ta lại thấy thêm một câu mách nước chiến lược: ĐOÀI CƯU PHÁ DŨNG, có nghĩa là tụ hợp ở phương Tây phá được chế độ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Những gì có thể nói, nay tiết lộ đây rồi.... Chọn lựa là của chúng ta! Không tập hợp, không đoàn kết, không làm gì hết, ngơ đi ngồi trơ thì coi như vận nước Việt phải điêu linh.
Nếu như chỉ một vài người làm và một số vào khen ngợi thì sẽ chẳng thể mang lại kết quả gì. Nói thật là những người đang tranh đấu muốn tất cả cùng làm hơn là nhận những lời khen chỉ khiến cái tôi nó càng lớn và càng chẳng muốn hợp tác với ai nếu không được đặt vào địa vị cao. Cho công cuộc lớn... Lợi thì chưa thấy là bao đã thấy hại khôn lường rồi.
Việc đoàn kết vì vậy xa vời, việc bảo vệ giang sơn cũng trở thành viễn vông.... Hãy thử hỏi mình dòng máu đang luân lưu chảy trong người có phải là Việt hay không, ngồi nhìn nuớc mất nhà tan sao đành?
Xin hãy nhớ ...........một người không thể, nhưng nhiều người là hơn cả có thể !!!!
lêviệt kỳnhi
01.08.2014
Trước khi viết về những lợi ích cụ thể mà sự chuyển đổi thể chế mang lại, cần nói sơ lược về đa đảng là như thế nào.
Đa đảng nghĩa là một thể chế chính trị chấp nhận nhiều đảng tranh cử để giành quyền điều hành chính phủ.
Dựa trên quyền tự do lập hội, bất cứ một nhóm người dân nào cũng đều có quyền cùng nhau thành lập đảng chính trị. Tất nhiên phải hội đủ những điều kiện một đảng chính trị cần có để được công nhận.
Quyền này thể hiện sự dân chủ. Nó không là quyền ưu tiên hay riêng tư của một nhóm nào cả. Cho nên một đất nước gọi là tự do và dân chủ; người dân làm chủ thì không thể nào không theo hệ thống đa đảng hay ít nhất là hai đảng trở lên. Nhiều đảng thì mới đại diện được cho đủ mọi thành phần khác nhau trong một nước, về tư tưởng, suy nghĩ, những quan tâm và mong muốn.
Hệ thống đa đảng như vậy mỗi đảng có mỗi chủ trương chính, từ chủ trương đó lập ra chính sách phương cách thực hiện để thuyết phục người dân bỏ phiếu cho mình. Thí dụ, đảng Lao động thì đặt nặng chính sách về lao động song song với chính sách tổng quát phát triển quốc gia. Cũng nhiều đảng như vậy mỗi đảng tùy theo sự ủng hộ của người dân mà có được bao nhiêu ghế trong Quốc Hội, cùng đại diện tiếng nói của người dân ảnh hưởng đường lối lèo lái và phát triển đất nước.
Điều này có nghĩa là nếu Đảng Cộng sản... Với gần bốn triệu phiếu bầu của những người CS họ vẫn có thể có ghế trong Quốc Hội và vẫn có thể tồn tại. Đó là cách vận hành theo thể chế dân chủ đa đảng. Nếu ai hô hào dân chủ đa đảng mà bỏ qua tiếng nói của những người trong đảng CS là chưa thật sự muốn đa đảng đúng nghĩa. "Tiêu diệt ĐCS" nên được xem là khẩu hiệu thể hiện ý muốn riêng tư của một nhóm nào thôi. Vì đã là dân chủ thì không có lý do gì để có thể không chấp nhận họ cả. Trừ phi họ bị tước quyền công dân hoặc tự từ chối quyền công dân. Nếu có những người CS vi phạm phát luật sẽ xử phạt theo cá nhân (dù là một nhóm thì khi ra toà vẫn xét tội nặng nhẹ mỗi cá nhân khác nhau)
Nếu tư tưởng hay chủ thuyết CS vẫn có những người không làm những điều sai quấy phạm pháp, ủng hộ nó và muốn dùng làm nền tảng để lập đảng chính trị vẫn đủ lý do để tồn tại. Như Nauy và một vài nước Âu Châu vì là theo dân chủ đa đảng nên vẫn có đảng CS. ( Đảng CS Nauy, Norges Kommunistiske Parti thành lập năm 1923, link: http://www.nkp.no/index.php)
Nghĩa là khi chuyển đổi thể chế, sự tổn hại chỉ với một số cá nhân lãnh đạo ở mức công bằng và chung chung vẫn có lợi cho ĐCS nếu số người hiện tại theo ĐCS muốn duy trì ĐCS. Không nói đến giải pháp nhân bản người dân dưới thể chế mới đối với cấp lãnh đạo hay ĐCS, thì đây là điều nên xảy ra nếu thật sự muốn đất nước vận hành theo chủ nghĩa dân chủ.
Sau đây nói về lợi ích của cấp dưới hơn cấp lãnh đạo.
Có rất nhiều đảng viên, quân đội kể cả nhân viên nhà nước v.v...sẽ lo lắng biết mấy khi chuyển đổi thể chế sẽ mất hết tất cả.
Nhưng xin đừng lo lắng nữa.... Sẽ không có kịch bản xã hội rối loạn và mọi hoạt động ngừng lại vì tất cả liên quan đến nhà nước đều thay đổi nhân sự... hay là kịch bản nội chiến (mà ở đây sẽ không bàn đến vì lực lượng vũ trang có thể nói chỉ bên chính phủ sở hữu, phương thức đấu tranh của người dân là bất bạo động, nếu có thành phần bạo động thì cũng nằm trong mức nổi loạn chứ không thể là chiến tranh)
Sự chuyển đổi thể chế nếu chính phủ không tự động tuyên bố và cùng với nhân dân tiến hành thì buộc trong tương lai gần một cuộc biểu tình bất bạo động sẽ phải diễn ra vì chúng ta không muốn bị mất nước.
Cả hai kịch bản trên, cái nào xảy ra thì sự chuyển đổi thể chế sẽ diễn biến khái lược là như thế này:
1) Chỉ duy có chính phủ là không nắm quyền nữa, mà sẽ giao quyền cho một tổng thống tạm thời trong khi chờ tiến hành cuộc bầu cử. Dành thời gian cho các đảng phái trình bày chính sách...Thực hiện những chiến lược để tranh cử ..v.v... Hoạt động Quốc hội vì vậy cũng bị ảnh hưởng...Tổng thống tạm thời sẽ là một trong những nhân vật đứng đầu một đảng phái nào đó hoặc là người hướng dẫn chúng ta đòi lại quyền làm chủ đất nước. .
2) Những nhân viên liên quan nhà nước không những không thay đổi mà chỉ có bổ sung nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn điều hành theo cơ chế mới trên tinh thần xây dựng đất nước, nhân sự cũ thậm chí còn được trao thêm những kiến thức cần thiết qua những khóa tu nghiệp.
Giáo dục nhà trường cũng nhà nước, tòa án cũng nhà nước, thuế cũng nhà nước, công an cũng nhà nước, quân đội cũng nhà nước... Nếu nghĩ là thay đổi nhân sự hết là không đúng.
Như vậy cho thấy điều âu lo mất tất cả là không có mà còn được thêm lợi.
Nếu thắc mắc nguồn nhân lực hỗ trợ và hướng dẫn này ở đâu ra? Đừng nghĩ đất nước hiện tại không có, mà là có rất nhiều chỉ là tài năng không được xử dụng và không có cơ hội được biết đến. Cứ thử tự trả lời câu hỏi: bác Phạm Toàn, bác Huệ Chi, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long v.v....ở đâu ra thì sẽ biết... Và ngoài ra còn có du học sinh và một phần từ cộng đồng người Việt hải ngoại.
Nếu hiểu là tháo bỏ hết tất cả cái cũ, nhân sự cũ để thay cái mới, người mới hoàn toàn nên lo lắng và không dám ủng hộ dân chủ là sự hiểu lầm đáng tiếc để phải lo âu và tiếp tục chấp nhận chính phủ độc tài hiện tại.
Tất cả thay đổi đều diễn ra từ từ chứ không phải trong tích tắt là được. Đây là việc phải đổi từ gốc. Như xây một cái nhà cho cao thì cứ tiếp tục trên tầng cao nhất mà xây là được, còn đằng này phải đổi cái móng đã mục ruỗng và tu chỉnh những tầng trên thì cần khá nhiều thời gian và công sức và phải vận động lực lượng từ toàn dân.
Đã phải vận động từ toàn dân nghĩa là trí tuệ của người dân thật sự được xem trọng và khuyến khích đóng góp. Và như vậy mới đúng nghĩa dân làm chủ, quyền tự do được nới rộng tối đa, cụm từ "tự do trong khuôn khổ" sẽ bị vất vào sọt rác cho một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn... vì "Tự do" là nền tảng của sự phát triển.
3) Một khi đã thay đổi thể chế thì có nghĩa là quyền con người được bảo vệ, tất cả đều được hưởng quyền lợi công dân ngang bằng nhau.
Thế hệ trước và thế hệ hiện tại có cơ hội cống hiến một cách công bằng nhất. Thế hệ sau có cơ hội học hỏi và vươn lên bình đẳng. Cụm từ "con ông cháu cha" cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu không bằng nổ lực của chính mình chẳng ai được ưu tiên hơn ai cả.
Tự do và không theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những thay đổi lúc giao thời sẽ làm hồi sinh những trí tuệ bị bức tử. Nhất là trong lãnh vực giáo dục, mà giáo dục lại là nền tảng để một quốc gia phát triển.
Con người là có óc sáng tạo, nếu không bị hạn chế, cấm đoán và được xem bình đẳng ngang nhau ... thì như hoa được tự do khoe sắc... Khuôn viên sẽ rực rỡ là điều tất nhiên. Cái lợi là vô cùng vậy.
Đây là lợi ích chung cho tất cả tầng lớp xã hội.
Thật sự đã đến lúc trút bỏ lo âu mất hết tất cả để chuẩn bị góp sức cho một thay đổi mà chẳng còn bao lâu nữa sẽ xảy ra...
Địa chính trị Việt Nam bao giờ cũng quan trọng vô cùng đối với việc TQ thực hiện tham vọng bá quyền (xin tìm hiểu chiến lược chuỗi ngọc trai, string of pearls) ..mà giờ đây TQ việc đầu tiên sau bao nhiêu năm âm mưu đã không thể không tỏ rõ thái độ muốn khống chế kênh Đông nam Á.
Theo chuyên gia hàng đầu phân tích địa chính trị của Stratfor, Robert D. Kaplan, thì 50% vận chuyển hàng hải của Thế giới đi qua Biển Đông, trong đó có 80% là vận chuyển dầu hỏa của TQ. Đó là lý do TQ muốn kiểm soát Biển Đông, điều này không thể không đồng nghĩa với việc phải chiếm chủ quyền, vì có chủ quyền mới có thể kiểm soát. Chiếm chủ quyền lại đồng nghĩa là thôn tính lãnh hải lãnh thổ biển đảo Việt Nam và Phi. Việc này lại cũng nghĩa là muốn xóa ảnh hưởng vốn là của Mỹ trong khu vực này xưa nay.
Việt Nam nếu để mất Biển Đông là sẽ hoàn toàn bị khống chế, và là tiếp tay Trung Quốc đe dọa sự hòa bình của Thế giới. Họa hại sẽ vô vàn. ĐCSVN muốn thế, họ đang là nô lệ của chủ nghĩa CS và vì tư lợi mà không nghĩ đến an nguy quốc gia dân tộc, không nghĩ cho hòa bình Thế giới...Vậy còn dân Việt thì sao? Có muốn tiếp tay cho đảng CS để ghi danh làm tội đồ với dân tộc và thế giới hay không?
Trong bài "Cự ngao đới sơn" (Rùa lớn đội núi), cụ nguyễn Bỉnh Khiêm có dặn "Biển Đông vạn dặm phải giang tay giữ", "Đông Tây mới vô sự và Việt Nam mới vẹn toàn". Không chỉ để bảo vệ giang sơn, với địa chính trị nằm trong "chiến lược chuỗi Ngọc trai" của TQ, nhiệm vụ của Việt đối với thế giới rất là quan trọng vậy.
Có bốn câu sấm nói về thời cơ cần nắm lấy.
Đoài phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm
Đoài phương là ở tây. Tập Hợp trụ sở lại ở Tây (Pháp).
Cửu trùng là hai lần chín. Đúng là năm nay có hai lần tháng chín theo lịch Âm và rơi vào cuối năm nay theo dương lịch.
Thiên tử là chúng ta như đã giải trong mấy bài trước, đã là chúng ta nên không thể ngồi chờ ai xuất hiện cả. Tập hợp lại để đứng lên mà thôi. (phá điền là chiến lược tạm thời chưa thể giải, chiến lược mà nói thì lộ với địch mất) ... tập hợp lại thì tất nhiên sẽ có dũng sĩ nhiều như biển và mưu thần đông như cây trong rừng.
Có những câu sấm hỗ trợ cho nhau để hiển rõ nghĩa. Như bốn câu dưới đây:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.
Cửu cửu có thể hiểu đồng nghĩa với cửu trùng, nhưng còn nghĩa ẩn nữa là "tập hợp", chữ Cửu 九 có một âm nữa là "cưu" và nghĩa là tụ hợp, nhóm hợp. (Xin xem hình, tự điển Hán việt Trần Văn Chánh trang 89, nxb Trẻ, 2005)
Mã vĩ là đuôi ngựa, dương đầu là đầu dê, tức cuối năm ngựa, đầu năm dê. Vậy tương đương với cửu trùng (có thể lật lịch âm xem)
Hai đoạn này bổ nghĩa cho nhau và nhắc chúng ta phải đoàn kết và tập hợp. (Những phần chưa giải trong hai đoạn sấm này nh xin hẹn đến lúc mới giải.)
Trở lại 4 câu Sấm có chữ Cửu trùng có thể đọc thành âm "cưu", nếu đọc 4 chữ đầu của mỗi câu trong đoạn đó ta lại thấy thêm một câu mách nước chiến lược: ĐOÀI CƯU PHÁ DŨNG, có nghĩa là tụ hợp ở phương Tây phá được chế độ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Những gì có thể nói, nay tiết lộ đây rồi.... Chọn lựa là của chúng ta! Không tập hợp, không đoàn kết, không làm gì hết, ngơ đi ngồi trơ thì coi như vận nước Việt phải điêu linh.
Nếu như chỉ một vài người làm và một số vào khen ngợi thì sẽ chẳng thể mang lại kết quả gì. Nói thật là những người đang tranh đấu muốn tất cả cùng làm hơn là nhận những lời khen chỉ khiến cái tôi nó càng lớn và càng chẳng muốn hợp tác với ai nếu không được đặt vào địa vị cao. Cho công cuộc lớn... Lợi thì chưa thấy là bao đã thấy hại khôn lường rồi.
Việc đoàn kết vì vậy xa vời, việc bảo vệ giang sơn cũng trở thành viễn vông.... Hãy thử hỏi mình dòng máu đang luân lưu chảy trong người có phải là Việt hay không, ngồi nhìn nuớc mất nhà tan sao đành?
Xin hãy nhớ ...........một người không thể, nhưng nhiều người là hơn cả có thể !!!!
lêviệt kỳnhi
01.08.2014
VIẾT VỀ CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
VIẾT VỀ CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
(Xin lưu ý: Đây là bài viết tóm lược những điểm quan trọng của Con đường được anh Trần Huỳnh Duy Thức vạch ra cho Việt Nam chứ không phải là bài viết về nhóm Con Đường Việt Nam)
___________________________
Việt Nam nếu muốn tồn tại và được tôn trọng không thể nào bảo thủ những
suy nghĩ cũ kỹ lỗi thời, cũng chẳng thể nào quơ vào những cái bên ngoài mà ta thấy là đem lại kết quả tốt từ những nước khác. Chúng ta phải nhận xét và đánh giá kỹ càng trước khi du nhập về làm thành cái của mình vì có khi nó chẳng phù hợp với chúng ta xíu nào.
Trước tình trạng hiện tại của đất nước, thay đổi là việc cấp bách. Song sự thay đổi đó muốn nhịp nhàng và đúng đắn, cách thay đổi phải là lựa chọn của đa số người dân và đã được suy xét thật lý trí chứ không phải vì bị tha hóa hay áp đặt từ phía chính phủ hay một nhóm mạnh nào đó. Có như vậy chúng ta mới có một bắt đầu tốt.
Con Đường Việt Nam là con đường như thế nào? Có nên chọn nó hay không?
Để có khái niệm về Con Đường mà anh Trần Huỳnh Duy Thức từng trao đổi, nhi xin tóm lược nó trong ba điểm chính sau đây:
1. Khẳng định lại giá trị Việt là gì. Tinh thần Việt là sao... Dựng lại hào khí Việt trên lịch sử chân thật.
2. Lấy Trí huệ Việt làm nền tảng cho hướng đi nước bước và sự phát triển của đất nước. Điều chỉnh lại tất cả các cơ chế và lãnh vực của xã hội.
3. Không đi ngược trào lưu thế giới; Hội nhập và đóng góp với thế giới chứ không phải là làm gánh nặng cho thế giới. Liên minh (cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế) có nghĩa là lợi ích Việt Nam là lợi ích thế giới, khiến cho các nước thấy vấn đề Vn là vấn đề của thế giới, biến Việt Nam thành nơi giao thoa giữa Đông và Tây để mọi quốc gia đều bảo vệ Việt Nam.
Những điều này đáng lý phải được trình bày trong một cuốn sách như anh dự định thì mới nói được cho hết.
Đáng tiếc là ý định này chưa thực hiện được thì anh đã bị bắt..... Nay nhi xin làm "người đưa thư", đem những gì anh Thức với nhi từng trao đổi, viết ra đây một cách tóm lược thôi.
Trong bài viết này nhi xin trình bày căn bản sự tương quan giữa ba điểm trên để chúng ta cùng suy ngẫm và xem có nên lựa chọn con đường này hay không.
Dựa vào ba điểm trên ta thấy đó không hề là một con đường nào có sẵn cả.
Ở điểm một và hai cho đến cả điểm thứ ba chẳng ai có thể làm điều đó cho chúng ta nếu không phải là chính dân tộc Việt phải tự làm lấy cho mình.
Lịch sử Việt Nam không được dạy một cách trung thực, nguồn gốc, tinh hoa và văn hóa của dân tộc cũng chưa được phổ biến ngọn ngành và cập nhật kịp với những nghiên cứu mới nhất của những nhà nghiên cứu cả Việt lẫn không phải Việt, cả trong và lẫn ngoài nước. Nó là kiến thức xa xỉ và người dân bình thường chỉ được dạy tôn thờ một lãnh tụ Hồ Chí Minh mà sự thật đang được phơi bày không mấy tốt đẹp. Giá trị và hình ảnh của dân tộc Việt càng ngày, càng phô bày càng thêm xấu hổ.
Vậy để thay đổi, việc cần làm tất nhiên là phải: "Khẳng định lại giá trị Việt là gì. Tinh thần Việt là sao và phải dựng lại hào khí Việt trên lịch sử chân thật" để được tồn tại và tôn trọng.
Ở điểm hai, trí tuệ Việt là điểm nối giữa điểm một và ba. Nó là nền tảng, ví như đất cho cây được mọc lên. Không có trí tuệ thì làm sao phân biệt, suy nghĩ, nghiên cứu và đưa ra kết luận để cùng thực hiện tất cả những gì cần làm ở điểm một và ba giúp thay đổi và phát triển đất nước?
Khi nói đến "Trí tuệ Việt" cũng có nghĩa là không vay mượn hay hoàn toàn nhận lấy tư tưởng hay chủ nghĩa của Nga Sô hay Trung Quốc làm nền tảng cho hướng đi và nước bước của dân tộc như chính phủ hiện tại đang làm. Vì như vậy là giao phó vận mệnh và sự tồn vong của đất nước vào tay kẻ khác mà kết quả là nguy cơ mất nước như chúng ta đang phải gánh chịu. Thậm chí nếu có muốn du nhập điều gì từ phương Tây hay bất cứ đâu trên thế giới cũng phải suy xét thật kỹ càng.
Nói về điểm ba; nơi đây xin chỉ đề cập đến việc "không đi ngược trào lưu thế giới", vì nó là căn bản quan trọng tương quan điểm một và hai.
Không đi ngược trào lưu thế giới là như thế nào?
Đó là thuận theo những phát triển văn minh thế giới, những thành tựu đã giúp nhân loại có cuộc sống tốt đẹp hơn, cả về tinh thần và vật chất.
Những thành tựu và phát triển tốt đẹp trên thế giới hiện nay, nói chi tiết thì không thể nào nói hết....nếu muốn chép phải mượn đến thư viện... Song điều cần thiết hiện tại của đất nước là thay đổi một thể chế chính trị. Đến giờ này đây đã không cần phải dẫn chứng thêm một chút nào nữa chúng ta đều có thể thấy chế độ độc tài Cộng sản là rào cản cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Thế giới đa số các nước đang theo thể chế dân chủ. Khi nói "không đi ngược trào lưu thế giới" vậy dân chủ có phải là thể chế chính trị nên theo hay không?
Vâng, đương nhiên là như thế, nhưng chúng ta cần phải hiểu về nó thật rõ ràng. Ít nhất là nó là gì và vì sao nó mang lại thành công cho nhiều dân tộc. Chỉ thấy nó trên hình thức và mô phỏng theo chúng ta chẳng đi được đến đâu cả mà có khi còn hủy hoại những giá trị khác...và đồng với nghĩa là tự hủy hoại mình.
Dân chủ được hình thành như thế nào?
Chúng ta thường nghe người ta định nghĩa dân chủ là thể chế đa đảng,Tam quyền phân lập, là mỗi người dân có một phiếu bầu...v.v...Tạm thời xin hãy dẹp nó qua một bên đi !!! Vì đó chỉ giống như người ta diễn tả hiện tượng sấm sét cho ta nghe chứ không giải thích cho ta vì sao hoặc như thế nào có sấm sét. Đó chỉ là cơ cấu bên ngoài thôi. Còn gốc của nó là từ đâu?
Đi đến tận cùng gốc rễ của thể chế dân chủ. Nó được hình thành từ sự thật về con người. Đó là lý do nó đưa nhiều quốc gia đến sự cường thịnh bởi vì nó thuận theo tự nhiên. Hễ cái gì thuận với bản chất tự nhiên thì nó phát triển và đem lại kết quả tốt và lâu bền.
Sự thật về con người là sinh ra đều bình đẳng như nhau, không ai hơn ai, tất cả đều ngang bằng nhau, cùng có những nhu cầu căn bản như nhau. Và đều có khả năng phát triển như nhau. Người ta chỉ khác nhau vì sự lựa chọn không giống nhau mà thôi.
Dựa trên sự thật về con người này, "quyền con người" vì vậy được lập ra.
Và dựa trên "quyền con người" thể chế chính trị dân chủ được hình thành với đa đảng, tam quyền phân lập, hiến pháp v.v.... để bảo vệ ngược lại "quyền con người".
Tất cả được xây dựng trên sự thật về con người và nhu cầu con người nên là thuận tự nhiên. Không cho tự do tôn giáo, cấm tự do ngôn luận v.v...đó là đi ngược với bản chất tự nhiên, với sự thật và nhu cầu của con người. Khoa học cũng chẳng khác chi. Sau khi phát hiện ra luật tự nhiên của thiên nhiên muốn phát triển con người cũng phải thuận theo nó để mà phát minh thành công. Thể chế dân chủ đưa nhiều quốc gia đến sự cường thịnh cũng vì đã hình thành dựa trên sự thật về con người, trên bản chất tự nhiên của con người. Tức là thuận theo tự nhiên.
Rồi đó, giờ đây chúng ta có thể không cần dẹp đa đảng, Tam quyền phân lập qua một bên nữa khi chúng ta đã hiểu rõ về nó.
Giống như cái cây, phải có gốc thì mới sống. Hiểu được cái gốc, ý thức rõ ràng chúng ta mới thực hiện đúng đắn và không phải là chỉ đi theo một cách hình thức, mà còn có thể chăm bón làm cho cành lá xum xuê nữa. Vì khi cái gốc chúng ta không nắm được thì khó mà điều chỉnh hay áp dụng vào mọi cơ chế và lãnh vực của xã hội, như là văn hoá và giáo dục. Dân chủ nó không phải chỉ là mô hình chính trị mà chúng ta thường nghĩ đến. Đúng hơn nó là một tư tưởng được dựa vào dùng làm nền tảng cho mọi đường lối hoạt động phát triển.
Cho nên đúng thật dân chủ chính là thể chế cần thay thế vào cái thể chế như loài trùng độc Cộng sản kia. Theo dân chủ là không đi ngược trào lưu thế giới hay đi ngược sự phát triển của nhân loại vậy.
Cũng từ sự thật về con người ai sinh ra cũng đều ngang bằng nhau. Hiểu như vậy thì có thể coi mọi người với ta không khác. Có thể hạ thấp mình xuống để đoàn kết. Hoặc... nâng tất cả cùng cao lên ngang bằng nhau để cùng lèo lái con thuyền đất nước thực hiện dân chủ. Đó là điều cốt yếu và là bí quyết để một dân tộc thành công.
Để thay đổi và đi đến thành công đương nhiên là rất khó. Trở lại nói thêm về điểm một. Khi Việt Nam với bề dày lịch sử bị đô hộ và ở thời hiện tại lại bị kềm kẹp dưới sự độc tài; từ hoàn cảnh xã hội đất nước và giáo dục chúng ta lầm tưởng nhiều cái vốn dĩ chẳng phải ta thành là ta. Nhưng cái cố hữu (có từ trước) chưa hẳn là cái nguyên hữu (vốn thật sự là mình)
Sẽ khó nếu chúng ta chỉ thay đổi trên bề mặt mà vẫn duy trì, thậm chí bảo vệ những cái không tốt thì sẽ làm chậm sự phát triển. Bón phân cho rau mà vẫn nuôi sâu, lại chẳng làm cỏ thì có phải đã nhọc công mà kết quả chẳng là bao hay không ???
Có những cái chúng ta nghĩ là đặc tính dân tộc, nó lại chỉ là cái chúng ta được nghe và thấy trong hiện tại và dù nó đã hiện hữu qua nhiều thế hệ nhưng nếu nhìn lại thì nó chẳng phải là cái nguyên hữu đâu. Đó là sự lầm tưởng "cố hữu" thành "nguyên hữu". Chúng ta suốt chiều dài lịch sử bị đô hộ và giáo dục về sự phân biệt đối xử giữa vua và tôi của thể chế quân chủ, giữa đảng và dân; kẻ có quyền và không quyền của chế độ độc tài, và xã hội không tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả nên chúng ta dễ quên sự thật về con người là ngang bằng nhau.
Giờ đây đã đến lúc trở về với di sản của Tổ tiên để nhận ra lại những gì là tư tưởng của Việt. Chúng ta thấy chăng hình ảnh trên mặt trống Đồng có những hình người nối nhau tạo nên một vòng tròn?
Vòng tròn là tượng trưng cho sự hoàn hảo viên mãn... và đã là vòng tròn thì có thể phân được ai trước ai sau không? Và trong một cái vòng tròn thì vai trò của người này có thể quan trọng hơn người kia không? Không thể nào có kẻ hơn người kém, kẻ trước người sau, kẻ trên người dưới được. Lời nhắn nhủ của Tổ tiên hẳn là mọi người đều bình đẳng và chỉ có hiểu và thực hành sự bình đẳng mới đi đến sự tốt đẹp tròn vẹn thôi. Nói là không đi ngược trào lưu thế giới nhưng cũng là quay lại với chính mình đó!
Tinh hoa, tư tưởng và Trí tuệ Việt không chỉ có bấy nhiêu thôi đâu. Chúng ta còn cần phải đi ngược lại tìm hiểu về lịch sử Tổ tiên để khẳng định mình, bỏ đi những điều dở, giữ gìn những cái hay, những tinh hoa của tiền nhân mà phát huy nó.
Để kết luận, vậy thì Con đường Việt Nam với quá khứ nền văn minh và tinh hoa của Việt bị làm cho lu mờ, với hiện tại vay mượn tư tưởng chủ nghĩa Cộng sản đi ngược lại với bản chất con người và trào lưu thế giới. Xin suy ngẫm xem "Con đường Việt Nam" này có phải là con đường đưa đến sự thay đổi tốt nhất không?
Người Nhật bị phương Tây gọi là "copy cat" (kẻ bắt chước), nhưng sự thật thì người Nhật hiểu được như thế nào là làm cho nhân loại phát triển và đã chọn hướng đi đúng. Họ đã học hỏi những cái hay, lấy tinh hoa và thành tựu của nhân loại cả Đông và Tây hai nền văn minh làm nền tảng để phát triển tiếp tục và cống hiến lại cho thế giới và nhân loại khiến cả thế giới đều kính nể.
Quả thật nhân loại tiến hóa là như thế đó! Dựa trên những tinh hoa và và kết quả thành tựu của thế giới mà đi tiếp. Nếu Việt Nam muốn trở thành một đất nước giàu mạnh và độc đáo phải không đi ngược làn sóng văn minh thế giới, lấy nền tảng từ những tinh hoa của chính mình và những thành công của thế giới mà phát triển tiếp.
Thế kỷ này là ...đến phiên Việt Nam chúng ta rồi đó chứ? Chọn tạo ra một con đường Việt Nam xây dựng tiếp tục trên chính những tinh hoa Việt bằng trí tuệ Việt, và lấy những thành tựu của thế giới làm nền tảng để phát triển và đóng góp cho thế giới. Dân tộc Việt chắc chắn là có thể làm được !! Chỉ cần chúng ta chọn đúng hướng và biết hạ mình thấp xuống đoàn kết lại với nhau khi đã hiểu sự thật về con người là sinh ra là bình đẳng ngang nhau.
Bài này xin kết thúc ở đây. Con đường Việt Nam những điểm quan trọng tóm lược là như thế.... Còn đợi chờ gì mà không nối chí Tổ Tiên ???
lêviệt kỳnhi
19.07.2014
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA MỘT DÂN TỘC
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA MỘT DÂN TỘC
Chắc chắn chúng ta không muốn mất nước và vì vậy cũng không muốn một chính phủ bạc nhược để mất lãnh thổ lãnh hải vào tay Trung Quốc. Nếu bạn bênh vực chính phủ, cam lòng sống dưới sự cai trị độc tài bạo lực của chủ nghĩa cộng sản và hờ hững trước nguy cơ dân tộc bị nô lệ thì xin đừng đọc bài này.
Đây là bài dẫn nhập trước khi viết thêm về Con Đường Việt Nam, và nhi viết cho dân tộc Việt của mình có tinh thần bất khuất và cho mong muốn một đất nước cường thịnh không bắt đầu bằng sự lừa dối, muốn thôi không làm nữa một dân tộc yếu hèn.
Với bối cảnh hiện tại ...hay trong tương lai thì cũng đều như thế...
Mơ ước một nước Việt Nam cường thịnh đó là ước mơ của cả dân tộc. Nhưng làm sao để có thể thật sự giàu và mạnh chúng ta đã thấy ra được cái cốt lõi những yếu tố của nó chưa? Bí quyết là gì?
Có người bảo phải dân chủ, có người bảo phải đoàn kết ...những câu trả lời này đúng thật là không sai. Thử nhìn về cái nước gần chúng ta nhất đang có một nền dân chủ văn minh khiến cả thế giới kính nể với một dân tộc đoàn kết. Đó là Nhật Bổn.
Song nhi không cho dân chủ hay đoàn kết là yếu tố chính mà đó chỉ là kết quả của một nguyên nhân nằm phía sau. Và nguyên nhân đó chính là bí quyết khiến một dân tộc thành công.
Nếu chúng ta không nắm được điều kiện cần thiết chúng ta sẽ chỉ bắt chước được hình thức dân chủ và chỉ đoàn kết nhất thời khi đất nước nguy biến và "chống chọi" nhau khi thanh bình như đã từng xảy ra trong lịch sử thì chúng ta cũng chẳng đi đến đâu và hậu quả là tự huỷ hoại và tiêu diệt chính mình.
Cái gốc của Việt bị nhạt nhòa vì tham vọng của người phương Bắc thể hiện bằng vô vàn thủ đoạn chiến lược. Dân tộc Việt đang đứng trước nguy vong. Ai muốn theo phương Tây dân chủ, ai muốn hòa tan với Trung Cộng? Con đường nào là con đường chúng ta nên đi?
Đó không hề là một con đường nào có sẵn cả. Mà chúng ta phải tạo riêng cho mình một con đường nếu muốn tồn tại và được tôn trọng.
Đừng khoác vào mình cái áo của phương Tây một cách hình thức, cũng đừng khoác cái áo của chủ nghĩa cộng sản do những người Nga Sô may sẵn mà Trung Quốc lấy đó làm lý do để thực hiện tham vọng bá quyền để bây giờ đang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, mà hãy may riêng cho mình một chiếc áo khi mặc vào đầy đủ tự hào.
Tuy nhiên, tất cả phải bắt đầu từ sự chân thật, từ sự ý thức rõ ràng. Chúng ta có thật sự muốn một đất nước cường thịnh và độc đáo không? Để đọc tiếp, bạn hãy quả quyết là phải đem chủ nghĩa Cộng sản liệng sọt rác... và hãy nhìn lại dân tộc mình, chân thật chấp nhận rằng chúng ta còn yếu kém và cần phải thay đổi. Không ảo tưởng và cho rằng chúng ta cũng là một dân tộc hay ho. Nếu có thì đó là quá khứ của tiền nhân một thời Bách Việt cổ và của Đinh Lê Lý Trần...Còn xã hội hiện tại là kết quả của sự chấp vá của không ít rác rưởi phương tây đã mang theo vào vì nhu cầu hội nhập thế giới và hơn nửa phần còn lại là định hướng xã hội chủ nghĩa giết chết Trí tuệ Việt không cho cơ hội để phát triển. Chưa bao giờ hình ảnh đất nước lại xấu xí đến thế này !!! Khắp thế giới đang chê bai Việt Nam bạn có biết hay không?
Nếu đã có thể chân thật nhìn nhận về đất nước mình là như thế thì mới có thể bắt đầu tìm hiểu để mà thay đổi.
Để có được dân chủ và đoàn kết không phải chỉ hình thức và chỉ khi đất nước lâm nguy, chúng ta phải thay đổi chính cá nhân chúng ta.
Bí quyết đó là:
- Hãy "hạ thấp mình xuống". Đây là nguyên nhân để có sự đoàn kết và đưa đất nước đi lên. Hạ mình thấp xuống nhưng ngang bằng nhau. Để có thể ngồi chung mà không phải mỗi người đều tự cho mình là "một ông trời con" thì mới có thể cùng nhau làm chủ đất nước, cùng lắng nghe và trao đổi với nhau trên cùng một lý tưởng và mục đích là bảo vệ đất nước và làm đất nước phát triển. Đừng có mỗi người tự thấy mình là giáo chủ và tự có tín đồ riêng. Ai cũng nói và cũng mong có một số người nghe theo mình. Nếu như vậy thì chúng ta tranh đấu cho chúng ta hay tranh đấu cho dân tộc và đất nước?
Chúng ta chưa hiểu tinh thần dân chủ thì không thể nào có dân chủ để mà mơ ước Việt Nam dân chủ. Chúng ta chưa hiểu được tinh thần đoàn kết nên cũng chỉ có thể đoàn kết nhất thời thôi.
Người Nhật khi chào cúi mình rất thấp, nhưng đất nước họ khiến thế giới bội phục. Chúng ta hiểu gì về hình thức đó ? Đó là kết quả của cái tâm khiêm tốn hạ thấp mình xuống, tôn trọng người khác. Câu chuyện 1 người Việt làm thì kết quả tốt, thêm một hai người nữa thì hỏng việc, trong khi người Nhật làm một mình thì không tốt mà 3 người Nhật thì hơn hẳn Việt Nam, lý do là vì số đông người Việt khi làm chung thì chẳng ai chịu nghe ai và chẳng ai chịu hạ thấp mình xuống. Với cái cá tính này thì muôn đời làm sao có dân chủ đây? Làm sao cùng nhau quyết định và làm chủ một cái gì đây? Một chuyện nhỏ sẽ không được luôn chứ đừng nói là cùng nhau làm chủ cả một đất nước.....
Tinh thần đoàn kết chỉ có được lâu dài và đúng đắn là tự hạ thấp mình xuống, cùng bảo vệ nhau để có thể cùng nhau bảo vệ đất nước.
Tinh thần dân chủ là mỗi một cá nhân đều ngang bằng nhau, đều bình đẳng không ai hơn ai cả, ai sinh ra cũng một trái tim một khối óc như nhau cả. Trong một đất nước dân chủ, tất cả đều có cơ hội ngang bằng nhau. Nếu khác nhau là do sự lựa chọn của mỗi cá nhân và vì vậy mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Nếu có phân biệt ai hơn ai kém, thì tự nhiên người hơn lại được làm chủ, kẻ kém phải nghe theo; người hơn được có quyền và người kém phải phục tùng .... Như vậy thì có khác chi là chế độ quân chủ hay chế độ độc tài Cộng Sản? Trong một đất nước dân chủ phải hạ thấp mình xuống để nghe và tôn trọng ý kiến của số đông.
Trở lại thời hoàng kim thanh bình của Bách Việt, chúng ta đừng quên hình ảnh những người chèo thuyền trên chiếc trống Đồng nói lên sự đoàn kết, mọi người hạ mình thấp xuống ngang bằng nhau để chèo chống con thuyền đất nước thể hiện sự dân chủ.
Và câu nói "hãy quỳ xuống để đất nước được đứng lên" nên hiểu là hãy hạ mình thấp xuống ngang bằng nhau đoàn kết lại thì đất nước sẽ được đứng lên. Điều này chẳng có ngoa đâu!
Bí quyết thành công của một dân tộc là như thế đó! Mà dân tộc này là dân tộc Việt Nam. Xin hãy tự xét lại mà xem .....
Con Đường Việt Nam, nếu chúng ta muốn đi .... phải hiểu cái tinh thần và bí quyết thành công của một dân tộc là như thế nào ...bằng không thì ....có chọn đi con đường nào đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ là những cá nhân khó thể thành công và đất nước thất bại a dua theo hình thức, tự huỷ hoại mình.
Nếu xét thấy những lời trên không phải hoàn toàn vô lý thì chúng ta đã có thể bắt đầu hy vọng cho một tương lai Việt Nam tốt hơn.... vì chúng ta sẽ có rất nhiều khối óc cùng làm việc với nhau với cái tâm khiêm hạ.. cho một lý tưởng biến Việt Nam thành một đất nước độc đáo không ngờ.
Và ... đối với chính phủ hiện tại thái độ chúng ta cần có là:
Chính phủ đã sai và chúng ta sẽ lấy lại quyền làm chủ đất nước thì mới đúng nghĩa là dân chủ. Nhất là trong thời điểm này TQ đang thực hiện mưu đồ thôn tính đất nước chúng ta.
Còn đối với những người ăn theo Đảng để cầu vinh và Dư luận viên chúng ta nên thông cảm cho họ .... (dù có lúc cũng phải .....mắng cho họ sáng mắt ra.)
Người đưa thư
lêviệt kỳnhi
11.07.2014
Chắc chắn chúng ta không muốn mất nước và vì vậy cũng không muốn một chính phủ bạc nhược để mất lãnh thổ lãnh hải vào tay Trung Quốc. Nếu bạn bênh vực chính phủ, cam lòng sống dưới sự cai trị độc tài bạo lực của chủ nghĩa cộng sản và hờ hững trước nguy cơ dân tộc bị nô lệ thì xin đừng đọc bài này.
Đây là bài dẫn nhập trước khi viết thêm về Con Đường Việt Nam, và nhi viết cho dân tộc Việt của mình có tinh thần bất khuất và cho mong muốn một đất nước cường thịnh không bắt đầu bằng sự lừa dối, muốn thôi không làm nữa một dân tộc yếu hèn.
Với bối cảnh hiện tại ...hay trong tương lai thì cũng đều như thế...
Mơ ước một nước Việt Nam cường thịnh đó là ước mơ của cả dân tộc. Nhưng làm sao để có thể thật sự giàu và mạnh chúng ta đã thấy ra được cái cốt lõi những yếu tố của nó chưa? Bí quyết là gì?
Có người bảo phải dân chủ, có người bảo phải đoàn kết ...những câu trả lời này đúng thật là không sai. Thử nhìn về cái nước gần chúng ta nhất đang có một nền dân chủ văn minh khiến cả thế giới kính nể với một dân tộc đoàn kết. Đó là Nhật Bổn.
Song nhi không cho dân chủ hay đoàn kết là yếu tố chính mà đó chỉ là kết quả của một nguyên nhân nằm phía sau. Và nguyên nhân đó chính là bí quyết khiến một dân tộc thành công.
Nếu chúng ta không nắm được điều kiện cần thiết chúng ta sẽ chỉ bắt chước được hình thức dân chủ và chỉ đoàn kết nhất thời khi đất nước nguy biến và "chống chọi" nhau khi thanh bình như đã từng xảy ra trong lịch sử thì chúng ta cũng chẳng đi đến đâu và hậu quả là tự huỷ hoại và tiêu diệt chính mình.
Cái gốc của Việt bị nhạt nhòa vì tham vọng của người phương Bắc thể hiện bằng vô vàn thủ đoạn chiến lược. Dân tộc Việt đang đứng trước nguy vong. Ai muốn theo phương Tây dân chủ, ai muốn hòa tan với Trung Cộng? Con đường nào là con đường chúng ta nên đi?
Đó không hề là một con đường nào có sẵn cả. Mà chúng ta phải tạo riêng cho mình một con đường nếu muốn tồn tại và được tôn trọng.
Đừng khoác vào mình cái áo của phương Tây một cách hình thức, cũng đừng khoác cái áo của chủ nghĩa cộng sản do những người Nga Sô may sẵn mà Trung Quốc lấy đó làm lý do để thực hiện tham vọng bá quyền để bây giờ đang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, mà hãy may riêng cho mình một chiếc áo khi mặc vào đầy đủ tự hào.
Tuy nhiên, tất cả phải bắt đầu từ sự chân thật, từ sự ý thức rõ ràng. Chúng ta có thật sự muốn một đất nước cường thịnh và độc đáo không? Để đọc tiếp, bạn hãy quả quyết là phải đem chủ nghĩa Cộng sản liệng sọt rác... và hãy nhìn lại dân tộc mình, chân thật chấp nhận rằng chúng ta còn yếu kém và cần phải thay đổi. Không ảo tưởng và cho rằng chúng ta cũng là một dân tộc hay ho. Nếu có thì đó là quá khứ của tiền nhân một thời Bách Việt cổ và của Đinh Lê Lý Trần...Còn xã hội hiện tại là kết quả của sự chấp vá của không ít rác rưởi phương tây đã mang theo vào vì nhu cầu hội nhập thế giới và hơn nửa phần còn lại là định hướng xã hội chủ nghĩa giết chết Trí tuệ Việt không cho cơ hội để phát triển. Chưa bao giờ hình ảnh đất nước lại xấu xí đến thế này !!! Khắp thế giới đang chê bai Việt Nam bạn có biết hay không?
Nếu đã có thể chân thật nhìn nhận về đất nước mình là như thế thì mới có thể bắt đầu tìm hiểu để mà thay đổi.
Để có được dân chủ và đoàn kết không phải chỉ hình thức và chỉ khi đất nước lâm nguy, chúng ta phải thay đổi chính cá nhân chúng ta.
Bí quyết đó là:
- Hãy "hạ thấp mình xuống". Đây là nguyên nhân để có sự đoàn kết và đưa đất nước đi lên. Hạ mình thấp xuống nhưng ngang bằng nhau. Để có thể ngồi chung mà không phải mỗi người đều tự cho mình là "một ông trời con" thì mới có thể cùng nhau làm chủ đất nước, cùng lắng nghe và trao đổi với nhau trên cùng một lý tưởng và mục đích là bảo vệ đất nước và làm đất nước phát triển. Đừng có mỗi người tự thấy mình là giáo chủ và tự có tín đồ riêng. Ai cũng nói và cũng mong có một số người nghe theo mình. Nếu như vậy thì chúng ta tranh đấu cho chúng ta hay tranh đấu cho dân tộc và đất nước?
Chúng ta chưa hiểu tinh thần dân chủ thì không thể nào có dân chủ để mà mơ ước Việt Nam dân chủ. Chúng ta chưa hiểu được tinh thần đoàn kết nên cũng chỉ có thể đoàn kết nhất thời thôi.
Người Nhật khi chào cúi mình rất thấp, nhưng đất nước họ khiến thế giới bội phục. Chúng ta hiểu gì về hình thức đó ? Đó là kết quả của cái tâm khiêm tốn hạ thấp mình xuống, tôn trọng người khác. Câu chuyện 1 người Việt làm thì kết quả tốt, thêm một hai người nữa thì hỏng việc, trong khi người Nhật làm một mình thì không tốt mà 3 người Nhật thì hơn hẳn Việt Nam, lý do là vì số đông người Việt khi làm chung thì chẳng ai chịu nghe ai và chẳng ai chịu hạ thấp mình xuống. Với cái cá tính này thì muôn đời làm sao có dân chủ đây? Làm sao cùng nhau quyết định và làm chủ một cái gì đây? Một chuyện nhỏ sẽ không được luôn chứ đừng nói là cùng nhau làm chủ cả một đất nước.....
Tinh thần đoàn kết chỉ có được lâu dài và đúng đắn là tự hạ thấp mình xuống, cùng bảo vệ nhau để có thể cùng nhau bảo vệ đất nước.
Tinh thần dân chủ là mỗi một cá nhân đều ngang bằng nhau, đều bình đẳng không ai hơn ai cả, ai sinh ra cũng một trái tim một khối óc như nhau cả. Trong một đất nước dân chủ, tất cả đều có cơ hội ngang bằng nhau. Nếu khác nhau là do sự lựa chọn của mỗi cá nhân và vì vậy mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Nếu có phân biệt ai hơn ai kém, thì tự nhiên người hơn lại được làm chủ, kẻ kém phải nghe theo; người hơn được có quyền và người kém phải phục tùng .... Như vậy thì có khác chi là chế độ quân chủ hay chế độ độc tài Cộng Sản? Trong một đất nước dân chủ phải hạ thấp mình xuống để nghe và tôn trọng ý kiến của số đông.
Trở lại thời hoàng kim thanh bình của Bách Việt, chúng ta đừng quên hình ảnh những người chèo thuyền trên chiếc trống Đồng nói lên sự đoàn kết, mọi người hạ mình thấp xuống ngang bằng nhau để chèo chống con thuyền đất nước thể hiện sự dân chủ.
Và câu nói "hãy quỳ xuống để đất nước được đứng lên" nên hiểu là hãy hạ mình thấp xuống ngang bằng nhau đoàn kết lại thì đất nước sẽ được đứng lên. Điều này chẳng có ngoa đâu!
Bí quyết thành công của một dân tộc là như thế đó! Mà dân tộc này là dân tộc Việt Nam. Xin hãy tự xét lại mà xem .....
Con Đường Việt Nam, nếu chúng ta muốn đi .... phải hiểu cái tinh thần và bí quyết thành công của một dân tộc là như thế nào ...bằng không thì ....có chọn đi con đường nào đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ là những cá nhân khó thể thành công và đất nước thất bại a dua theo hình thức, tự huỷ hoại mình.
Nếu xét thấy những lời trên không phải hoàn toàn vô lý thì chúng ta đã có thể bắt đầu hy vọng cho một tương lai Việt Nam tốt hơn.... vì chúng ta sẽ có rất nhiều khối óc cùng làm việc với nhau với cái tâm khiêm hạ.. cho một lý tưởng biến Việt Nam thành một đất nước độc đáo không ngờ.
Và ... đối với chính phủ hiện tại thái độ chúng ta cần có là:
Chính phủ đã sai và chúng ta sẽ lấy lại quyền làm chủ đất nước thì mới đúng nghĩa là dân chủ. Nhất là trong thời điểm này TQ đang thực hiện mưu đồ thôn tính đất nước chúng ta.
Còn đối với những người ăn theo Đảng để cầu vinh và Dư luận viên chúng ta nên thông cảm cho họ .... (dù có lúc cũng phải .....mắng cho họ sáng mắt ra.)
Người đưa thư
lêviệt kỳnhi
11.07.2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)